Triển vọng u ám, Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore chấp nhận lỗ lớn để rút lui khỏi Vinasun

Giảm liên tục từ tháng 10/2016 đến nay, hiện cổ phiếu Vinasun đã mất hơn 1/2 giá trị so với thời điểm quỹ GIC mua vào.

Quỹ đầu tư GIC Pte Ltd của Chính phủ Singapore đã thông báo về việc không còn là cổ đông lớn của CTCP Ánh Dương Việt Nam- Vinasun (VNS:Hose). Theo đó, quỹ này không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Vinasun.

Trong phiên giao dịch ngày 25/5/2018 xuất hiện lượng giao dịch thỏa thuận đột biến của khối ngoại với cổ phiếu VNS bao gồm 2 lệnh: 5,4 triệu cổ phần và 1,8 triệu cổ phần. Trước đó, GIC nắm giữ 5,4 triệu cổ phần của Vinasun. Như vậy, cổ đông lớn thứ 3 của Vinasun đã thực hiện "cắt lỗ" khoản đầu tư tại công ty này theo phương thức thỏa thuận.

Theo báo cáo của GIC, tổ chức này đã mua 4,5 triệu cổ phiếu VNS của Công ty cổ phần Ánh Dương, tương ứng 7,96%. Ngày giao dịch trở thành cổ đông lớn là ngày 14/8/2014. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu VNS giao dịch với giá trên 45.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh - sau điều chỉnh còn ~30.000 đồng) tương ứng GIC đã chi ra hơn 200 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Vinasun.

Với giá thỏa thuận ở mức 14.700 đồng/cổ phiếu thì giá trị của giao dịch trên đạt khoảng 80 tỷ đồng. Sau 3 năm rưỡi làm cổ đông của Vinasun, GIC đành "ngậm ngùi" chấp nhận cắt lỗ hơn 120 tỷ đồng ở khoản đầu tư vào công ty này.

Cổ phiếu Vinasun đã giảm liên tục trong thời gian qua do kết quả kinh doanh đi xuống trước sự cạnh tranh gay gắt từ phía những đối thủ mới nổi như Uber hay Grab. Hiện tại, phần lớn lợi nhuận của hãng taxi này đến từ thanh lý xe cũ.

Tại mức giá hiện tại xoay quanh 14.000 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Vinasun chỉ còn hơn 900 tỷ đồng.

[caption id="attachment_95184" align="aligncenter" width="572"] Lãi từ thanh lý xe dự kiến giảm sâu trong năm 2018 kéo theo lợi nhuận của Vinasun giảm mạnh[/caption]

Theo InfoNet

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video