Trích hàng nghìn tỷ đồng phải thu khó đòi, JVC bất ngờ báo lỗ 1.335 tỷ đồng

Trích lập tới 594 tỷ đồng dự phòng cho các khoản phải thu đối với các bên liên quan đến những thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc, JVC bất ngờ báo lỗ 1.335 tỷ đồng, tăng vọt so với số lỗ 620 tỷ đồng công bố trước đó.

CTCP Y tế Việt Nhật (mã JVC-HoSE) vừa công bố BCTC kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2015. Báo cáo được kiểm toán bởi KPMG. Nếu như cách đây hơn một năm, JVC gây cú sốc tới các cổ đông khi lãnh đạo của doanh nghiệp này - ông Lê Văn Hướng - vướng vào vòng lao lý thì nay BCTC sau kiểm toán thời gian từ 1/4/2015 - 31/3/2016 cũng không khỏi khiến nhà đầu tư bất ngờ bởi sự xuất hiện của một loạt các công ty liên quan và việc trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu từ các bên này.

BCTC được kiểm toán đã có những chênh lệch rất lớn so với BCTC do JVC tự lập. Trước đó, bản thân doanh nghiệp này công bố BCTC nhưng sau đó đã phải điều chỉnh hồi cuối tháng 5/2016. Những sai lệch này không chỉ đến từ hoạt động trích lập dự phòng mà còn ở ngay hoạt động kinh doanh của công ty.

Cụ thể, doanh thu thuần cả năm 2015 theo BCTC kiểm toán đạt 534 tỷ đồng, tương đương BCTC mà JVC đã điều chỉnh và gửi tới các cổ đông. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp thực tế trong hoạt động kinh doanh của JVC thấp hơn đáng kể so với những gì doanh nghiệp này công bố. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh chỉ vỏn vẹn 3,39 tỷ đồng, trong khi theo báo cáo trước đó là 69 tỷ đồng. Biên lợi nhuận chỉ hơn 1%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 1.159 tỷ đồng, trong khi chỉ trích lập 733 tỷ đồng trong BCTC trước đó. Kiểm toán viên cho biết, trong năm 2015 Công ty và công ty con đã trích lập thêm 1.125 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Yếu tố "người nhà" - bên liên quan chiếm tỷ trọng lớn trong những khoản mục tài sản cần trích lập dự phòng này. Cụ thể, có tới 594 tỷ đồng là dự phòng cho các khoản phải thu đối với các bên liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc và 110,75 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho khoản đầu tư vào hợp đồng liên kết thiết bị y tế với một bên liên quan.

JVC bất ngờ trích lập dự phòng "khủng"

JVC trich lap du phong

Cùng khoản lỗ hơn 10 tỷ đồng từ hoạt động khác, JVC báo lỗ tổng cộng 1.335 tỷ đồng trong NĐTC 2015 (từ 1/4/2015 - 31/3/2016). Khoản lỗ này lớn hơn cả vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Nhờ vẫn còn hơn 345 tỷ đồng lợi nhuận để lại chưa phân phối nên tính đến cuối năm, JVC "mới" lỗ lũy kế 990 tỷ đồng, tương đương 88% vốn điều lệ. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 504 tỷ đồng. Nguồn vốn đi vay hiện chỉ còn 285 tỷ đồng, các ngân hàng hiện đã rút phần lớn khoản cho vay tại doanh nghiệp này.

Nhờ các khoản lãi "tích lũy" từ các năm trước, JVC đã thoát "án" hủy niêm yết. Tuy nhiên, nếu tiếp tục gia tăng các khoản dự phòng hay kinh doanh thua lỗ, khả năng doanh nghiệp này lỗ vượt vốn và buộc hủy niêm yết là điều không phải không thể xảy ra.

Mặc dù vậy ban lãnh đạo của công ty vẫn tỏ ra tự tin khi thuyết minh về giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

"Tại thời điểm lập báo cáo này. không có lý do gì dể Ban Giám đốc tin rằng sẽ không thể duy trì và khôi phục hoạt động bình thường của Công ty và công ty con", lãnh đạo JVC cho biết như vậy tại BCTC hợp nhất NĐTC 2015 (kết thúc ngày 31/3/2016), được kiểm toán bởi KPMG.

Dòng tiền trong một năm qua chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư khi JVC thu về 295 tỷ đồng thu hồi khoản tiền gửi ngân hàng. Trong năm, công ty phải chi tới 492 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, trong khi dòng tiền vào từ việc đi vay được 174 tỷ đồng.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm lớn. Thực tế, nếu không kể các khoản chi phí không bằng tiền (phần lớn là trích lập dự phòng), thì hoạt động kinh doanh vẫn mang về dòng tiền dương dù JVC báo lỗ tới 1.336 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc gia tăng các khoản phải thu (thêm 402 tỷ đồng) đã khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh âm tới 319 tỷ đồng.

Tổng tài sản của JVC đến ngày 31/3/2016 sụt giảm từ 2.551 tỷ đồng hồi đầu năm 2015 xuống còn 842 tỷ đồng vào ngày 31/3/2016. Nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt giảm cũng chỉ vì các khoản phải thu ngắn hạn được xác định là "khó đòi" và ghi nhận khoản dự phòng lớn.

Một số các khoản phải thu được trích lập tới 100%. Đáng chú ý, nhiều khoản phải thu chỉ mới xuất hiện cách đây một năm (thời điểm đầu tháng 4/2015 - khi ông Lê Văn Hướng vẫn đang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT). Nhiều khoản phải thu từ những công ty liên quan đến thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc như TBYT Triết Tôn Tiên (315 tỷ đồng), Thương mại Hướng Đông (94 tỷ đồng)

Hàng loạt khoảng phải thu, tạm ứng liên quan tới "doanh nghiệp người nhà"

khoan phai thu JVC

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video