TP.HCM bổ sung 10.000 tỷ đồng cho vay đối tượng chính sách, hộ nghèo

TP.HCM bổ sung nguồn vốn từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn.

TP.HCM bổ sung 10.000 tỷ đồng cho vay đối tượng chính sách, hộ nghèo

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện về việc tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP.

Theo đó, UBND TP giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP, trong giai đoạn 2021 - 2025 tiến hành chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP tham mưu UBND TP trình HĐND TP bổ sung nguồn vốn từ ngân sách TP ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, phấn đấu ít nhất là 5.000 tỷ đồng. Hàng năm đảm bảo theo nguyên tắc vốn bổ sung năm sau cao hơn năm trước trên cơ sở kết quả giải ngân, sử dụng nguồn vốn được bố trí của năm trước liền kề.

Đồng thời, phối hợp với các sở - ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phúc tra các dự án vay vốn bị rủi ro và đề xuất xử lý theo quy định; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay của các nguồn quỹ và các chương trình vay vốn của TP.

Sở Tài chính TP được giao phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP nghiên cứu, tham mưu trình UBND TP bổ sung nguồn vốn cho vay quỹ xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo đúng quy định.

UBND TP cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư TP phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP tham mưu trình UBND TP ghi kế hoạch bổ sung nguồn vốn cho vay Quỹ xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm TP, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để tiếp tục thực hiện cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo, hộ có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thuộc Chương trình Giảm nghèo bền vững của TP và các đối tượng chính sách khác của TP trong giai đoạn 2021 - 2025 với số tiền ít nhất là 5.000 tỷ đồng.

TP đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế cho Ngân hàng Chính sách xã hội tự huy động nguồn vốn trong xã hội để có thể mở rộng hơn đối tượng vay vốn đến các hộ dân có mức sống trung bình.

Theo Huyền Trâm (BizLive)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video