TP.HCM: Giá vàng tăng cao, lượng mua vào nhiều hơn bán ra

Ở TP.HCM, trước đây khi giá vàng tăng cao thì nhiều người đổ xô đi bán vàng, nhưng lần này người mua vào nhiều hơn người bán, vì sợ lạm phát.

Trong những ngày qua, giá vàng trong nước tăng cao, vàng SJC có giá bán ra từ 60-62 triệu đồng/lượng. Ở TP.HCM, trước đây khi giá vàng tăng cao thì nhiều người đổ xô đi bán vàng, nhưng lần này người mua vào nhiều hơn người bán, vì sợ lạm phát. Chuyên gia kinh tế cho rằng: Giá vàng trong nước đang chênh lệnh đến 10 triệu đồng/lượng , người mua nên cân nhắc. 

Sáng nay, tại một số cửa hàng kinh doanh vàng ở đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trung (Quận 1), Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh), Trung tâm kinh doanh vàng SJC ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3), lượng khách đến giao dịch khá đông. Nhân viên Trung tâm kinh doanh vàng SJC cho biết, lượng khách tăng khoảng 30% so ngày thường và chủ yếu là đến mua vàng.

Một số người mua vàng cho rằng, dù giá cao nhưng vẫn mua để dành, đề phòng lạm phát.

Một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo: Giá vàng trong nước đang chênh lệnh đến 10 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới nên người mua cần cân nhắc. Sự chênh lệch giá này là do thị trường bị tác động bởi tâm lý lo ngại lạm phát khi lạm phát tại Mỹ tháng 10 năm nay tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Còn trong nước thì Ngân hàng Nhà nước cũng vừa cảnh báo lạm phát trong năm 2022.

Thực tế, giá vàng SJC tăng cao do một số doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng khó mua vàng miếng vào thời điểm này nên đã nâng cả giá mua vào và bán ra. Nhiều người đầu tư chứng khoán cũng chốt lời, chuyển dòng tiền sang mua vàng miếng.

Chuyên gia thị trường vàng Trần Thanh Hải cho rằng, lúc này, những người có nhu cầu mua vàng nhỏ lẻ không nên "đu" theo giá vàng SJC vì có thể gặp rủi ro: "Giá vàng trong nước tăng cao là do yếu tố tâm lý. Bên cạnh đó, còn có thể có lý do một số nhà đầu tư trong nước tái cơ cấu danh mục đầu tư. Họ chuyển nguồn tiền đầu tư từ chứng khoán sang vàng. Điều này tạo áp lực lên vàng miếng SJC. Chỉ có nhà đầu tư nhiều tiền thì mới mua vàng miếng SJC còn đại đa số người lao động thì mua vàng nhẫn".

Theo Lệ Hằng (VOV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video