TP.HCM: Doanh nghiệp dồn dập “đổ” dự án vào khu Tây Bắc

Trong tương lai, khu Tây Bắc Tp.HCM sẽ được quy hoạch là một trong ba khu đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố, sau Khu đô thị Nam Sài Gòn và Khu đô thị Thủ Thiêm.

[caption id="attachment_12657" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Khu đô thị vệ tinh thứ 3 sắp thành hình

Theo quy hoạch đô thị đến năm 2020, tại khu Tây Bắc, Tp.HCM sẽ dành ra quỹ đất lớn để phát triển các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, giáo dục… để nhanh chóng đưa khu này thành một khu đô thị mới trong 5 năm tới.

Hiện nay, UBND Tp.HCM đang yêu cầu Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố cùng các sở ngành liên quan nghiên cứu ý tưởng quy hoạch chung khu đô thị này theo hướng mở rộng thêm khoảng 3.000ha, đưa tổng diện tích khu đô thị lên khoảng 9.000ha, tiếp giáp luôn với huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh và ôm trọn cả khu vực bãi rác Tân Hiệp (đã được di dời).

Trong tương lai, khu Tây Bắc Tp.HCM sẽ được quy hoạch là một trong ba khu đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố, sau Khu đô thị Nam Sài Gòn và Khu đô thị Thủ Thiêm. Trong điều chỉnh quy hoạch sắp tới thực hiện vào năm 2016, khu vực Tây Bắc gồm các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Tân Bình, Tân Phú và quận vành đai Gò Vấp.

"Thành phố sẽ dành quỹ đất trên 10.000 ha để phát triển nhiều khu dân cư, khu đô thị và trung tâm thương mại hiện đại từ nay đế năm 2020. Trong đó, thành phố cũng đang tính toán việc tăng hệ số sử dụng đất những khu vực cách nhà ga metro khoảng 400m để đầu tư những khu dân cư này. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp BĐS vì sắp tới nhu cầu nhà ở tại khu vực này khá cao", ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm Thông tin Quy hoạch Tp.HCM, cho biết.

Quan trọng hơn, thành phố đang đẩy nhanh việc kêu gọi các tổ chức tài chính lớn thế giới đầu tư 2 tuyến đường sắt đô thị là tuyến metro số 2 và số 5, cùng hệ thống xe buýt kết nối với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận. Ngoài ra, thành phố cũng tập trung đầu tư hệ thống đường cao tốc nối khu vực này với Long An, Tiền Giang và một số tỉnh biên giới với Campuchia.

Theo thông tin mới đây nhất, Chính phủ vừa có văn bản đồng ý cho phép UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng toàn tuyến quốc lộ 22 trên địa bàn TPHCM và tỉnh Tây Ninh theo hình thức đối tác công tư.

Bên cạnh đó, các dự án đường Vành đai 3 (Bến Lức - quốc lộ 22 và đoạn quốc lộ 22 - Bình Chuẩn), tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Mộc Bài chuẩn bị hoàn thành, cộng với việc TP.HCM đẩy mạnh triển khai các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở khu đô thị Tây Bắc, khép kín tuyến Vành đai 2 sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường địa ốc khu vực này trong giai đoạn tới.

Doanh nghiệp dồn dập “đổ” dự án vào khu Tây Bắc

Nằm ở trung tâm đô thị Tây Bắc TP. HCM, huyện Đức Hòa (Long An) đang là thị trường “tầm ngắm” cho các nhà đầu tư BĐS. Vừa qua, Đức Hòa đã được phê duyệt công nhận là khu đô thị loại 4. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành “Thành phố mới Long An” trong tương lai giống như sự phát triển mạnh mẽ của Bình Dương, Đồng Nai.

Nhận diện được tiềm năng đó, thời gian qua khá nhiều nhà đầu tư tên tuổi đã đổ rất nhiều vốn vào khu vực này. Nhiều dự án đô thị phải kể đến như: Làng Sen do công ty Phúc Khang làm chủ đầu tư; dự án Khu dân cư Cát Tường Phú Thạnh, Cát Tường Phú Nam do Công ty Cổ phần Địa ốc Cát Tường Đức Hòa đầu tư, dự án Thanh Yến Reverside, dự án Five Star của tập đoàn Năm Sao, khu biệt thư cao cấp Nam Long, khu dân cư của công ty Thuduc House…

Đặc biệt, phải kể đến Khu Đô Thi Thương Mại Dịch Vụ Cát Tường Phú Nguyên do Công ty Cổ phần Địa Ốc Cát Tường Đức Hòa làm chủ đầu tư. Qua 2 đợt công bố chính thức là ngày 29/11/2015 và ngày 10/1/2016 đơn vị này đã thu hút hơn 2.000 khách hàng tham dự và 100% sản phẩm giai đoạn 1 đã được khách hàng giao dịch thành công. Được biết,doanh nghiệp này sẽ tiếp tục cho mở bán giai đoạn 2 là Phố Thương Mại Phúc Hưng sau dịp tết Nguyên Đán.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, thị trường khu vực phía Tây Bắc ngày càng hấp dẫn một phần vì họ thấy rõ được những định hướng phát triển đô thị trong tương lai. Việc gia tăng dân số, các vấn đề nội đô thành phố như kẹt xe, ngập úng đang ngày càng đe dọa môi trường sống của con người và vấn đề bức thiết lúc này chính là mở rộng đô thị giảm áp lực từ các vấn đề trên.

Song song đó, sau tình hình giá BĐS vào các năm trước bị “tê liệt” thì hiện nay thị trường đã dần phục hồi lại. Những diễn biến thị trường như chính sách về BĐS ngày càng thông thoáng và minh bạch hơn đang làm thị trường bất động sản ngày càng trở nên sôi động. Tâm lý khách hàng cũng đã ổn định và xuống tiền nhanh hơn, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang tấp nập mua đất khu vực này nắm bắt khi thị trường vẫn còn đang sơ khai.

Những mảnh đất nền khu vực này được lựa chọn hầu hết đều nằm ở những dự án với lợi thế về thanh khoản. Đơn cử như dự án Phố Chợ Thương Mại Cát Tường Phú Thạnh,sau thời gian công bố từ hồi tháng 5 năm ngoái thì tính tới thời điểm hiện tại giá trị của sản phẩm đã tăng lên 30% - 40% thậm chí có sản phẩm đã đạt mức trên 50%.

“Một tín hiệu mới cho thấy doanh nghiệp BĐS bây giờ nhìn xa trông rộng hơn, không còn co cụm ở một phân khúc nào nhất định. Minh chứng cho điều này, hiện có nhiều doanh nghiệp tại Tp.HCM đang nắm bắt những cơ hội mới để nắm bắt thị trường lớn tại khu vực này”, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land, cho biết.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Chuyển đổi số khu vực công: Chuyển từ quản lý hành chính sang điều hành phát triển

Việc ứng dụng công nghệ số vào khu vực công không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan Nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước và người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh. Theo phân tích của chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long, việc thúc đẩy số hóa không còn là xu hướng công nghệ đơn thuần, mà trở thành điều kiện tiên quyết để Nhà nước chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang mô hình điều hành phát triển.

Chuối Việt Nam và kì vọng xuất khẩu 4 tỷ USD

Tại Diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu chanh leo, chuối, dứa, dừa mới đây, ông Phạm Quốc Liêm - Chủ tịch Unifarm - đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: Ngành hàng chuối Việt Nam hoàn toàn có thể đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong tương lai.

Cà phê Việt Nam chinh phục "thánh địa" văn hóa cà phê toàn cầu

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, đang nỗ lực khẳng định vị thế và mở rộng thị phần cho các sản phẩm cà phê tại thị trường mới, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh - nơi được mệnh danh là "thánh địa" của văn hóa cà phê toàn cầu. Việc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Expocafé Chile 2025, diễn ra từ ngày 19 - 20/7/2025, tại Trung tâm Triển lãm Espacio Riesco, Santiago, Chile, đã ghi dấu một sự kiện đầy ý nghĩa trong hành trình này.

Lâm Đồng – Việt Nam sẽ trở thành trung tâm trà của thế giới

Việt Nam, với lịch sử hàng trăm năm gắn liền với cây chè, tự hào sở hữu một ngành chè đầy tiềm năng. Đặc biệt tại Lâm Đồng, một trong những thủ phủ chè của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế và phát triển không ngừng. Chè Việt không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với đời sống và tâm hồn người Việt.

Video