Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng vượt 10,8 triệu tỷ đồng

Về tổng tài sản, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống, nhưng trong cơ cấu vốn tự có lại nghiêng về các ngân hàng cổ phần.
Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng vượt 10,8 triệu tỷ đồng


Theo thống kê vừa được cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 11/2018, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt trên 10,8 triệu tỷ đồng, tăng 8,23% so với hồi đầu năm.

Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm 7 ngân hàng là Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và Oceanbank có tổng tài sản tăng 5,18% đạt trên 4,8 triệu tỷ đồng, giữ tỷ trọng cao nhất trong hệ thống với 44%.

Trong khi đó, tổng tài sản của các NHTM cổ phần tăng mạnh hơn với 9,07% đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,6% của hệ thống.

Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản tăng nhanh nhất, tăng 18,34% đạt 1,13 triệu tỷ đồng.

Vốn tự có của hệ thống ngân hàng cuối tháng 11/2018 là 785,66 nghìn tỷ, tăng 10,02% so với đầu năm. Trong đó vốn tự có của khối ngân hàng thương mại nhà nước chỉ tăng nhẹ 3,36% lên 263 nghìn tỷ. Trước đó, 5 tháng đầu năm 2018, vốn tự có của khối ngân hàng này còn giảm 0,86%. 

Vốn tự có của các ngân hàng cổ phần tăng mạnh 12,5% đạt gần 327 nghìn tỷ đồng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính cũng tăng mạnh 37,55%, vốn tự có đã đạt trên 32 nghìn tỷ.

Mặc dù nỗ lực tìm các phương án nhưng vốn điều lệ của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước gần như không thay đổi, chỉ tăng nhẹ 0,08% đạt 147,9 nghìn tỷ. Trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tăng 22,12% đạt 262,3 nghìn tỷ đồng.

Với việc vốn điều lệ gần như không thay đổi trong 2 năm nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước cuối tháng 11 chỉ còn 9,33%, thấp hơn nhiều so với bình quân của hệ thống là 11,4%. CAR của nhóm ngân hàng cổ phần được cải thiện lên 11,13%, Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất, đạt tới 26,26%.

Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến cuối tháng 11/2018, cả 2 nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần đều đã được đưa về dưới mức 40%, lần lượt đạt 31,43% và 33,77%.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video