Tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam đạt danh hiệu "Doanh nhân Thương mại Dịch vụ Xuất sắc năm 2016"

Ông Lâm Hải Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam vừa nhận danh hiệu “Doanh nhân Thương mại Dịch vụ Xuất sắc năm 2016”, trong khuôn khổ giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam năm 2016” do Bộ Công Thương chủ trì xét chọn và trao giải hôm 22/4.

[caption id="attachment_54860" align="aligncenter" width="600"] Ông Nguyễn Hồng Sơn (giữa), Phó tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam đại diện nhận hai danh hiệu dành cho cá nhân và tập thể[/caption]

Trong lần xét chọn này, ông Lâm Hải Tuấn là doanh nhân duy nhất thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng nằm trong top 10 “Doanh nhân Thương mại Dịch vụ Xuất sắc năm 2016”, nhờ vào những đóng góp tích cực của ông dành cho ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT), trong quá trình đưa Chubb Life Việt Nam trở thành một công ty BHNT chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Trong dịp này, Chubb Life Việt Nam cũng được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Tiêu biểu” thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính. Đây là sự ghi nhận đáng tự hào về những đóng góp tích cực, tiêu biểu của Chubb Life Việt Nam vào sự phát triển ngành BHNT nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung.

Giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam năm 2016” (Vietnam Top Trade Service Award 2016) là giải thưởng uy tín nhằm động viên, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong 11 lĩnh vực thương mại - dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

Hội đồng xét duyệt gồm có các chuyên gia kinh tế, đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công thương và các Bộ, Ngành liên quan... Đây là lần thứ 7 Bộ Công Thương chủ trì việc xét chọn, trao giải. Năm nay, giải thưởng đã nhận được hơn 400 đề cử và hồ sơ doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc...

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video