Tới năm 2020, sẽ "rót" thêm 20.800 tỷ cho Ngân hàng Chính sách Xã hội

Khoản tiền này nhằm để cấp vốn điều lệ còn chưa bố trí được cho NHCSXH trong các năm 2013, 2015 và 2016, tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo và cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý.

Theo dự kiến phân bổ Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 -2020 và năm 2017 của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Chính phủ dự kiến sẽ bố trí hơn 20.800 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Khoản tiền này nhằm để cấp vốn điều lệ còn chưa bố trí được cho NHCSXH trong các năm 2013, 2015 và 2016, tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo và cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới. Tính đến 31/12/2016, vốn điều lệ của NHCSXH đạt gần 10.700 tỷ. Tổng nguồn vốn đạt 162.380 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động và vay lãi suất thị trường, vốn Ngân sách Trung ương cấp chỉ chiếm 17,1%. Trong những năm tới, nguồn vốn gia tăng dự kiến sẽ được NHCSXH ưu tiên cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khó khăn; vùng có thiệt hại về thiên tai.

Năm 2016, NHCSXH đã đạt tổng dư nợ trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Nợ quá hạn, nợ khoanh của NHCSXH chiếm 0,75% tổng dư nợ. Trong đó nợ quá hạn là 0,34% và nợ khoanh là 0,41%. Nợ khoanh là nợ của khách hàng gặp rủi ro khách quan như thiên tai dịch bệnh được tạm thời xử lý chưa phải trả gốc và lãi hàng một khoảng thời gian nhất định để tập trung nguồn lực phục hồi sản xuất.

Năm 2017, NHCSXH được giao chỉ tiêu kế hoạch là 8% so với thực hiện năm 2016, tương ứng khoảng 11.300 tỷ đồng và dự kiến tăng dư nợ tín dụng các chương trình nhận vốn từ ngân sách nhà nước và NHCSXH nhận uỷ thác từ các chủ đầu tư khác tăng khoảng 1.450 tỷ đồng.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video