TNG: 7 tháng lãi 50 tỷ đồng - tăng 16% so với cùng kỳ

Hiện số hợp đồng mà Đầu tư và thương mại TNG ký kết đến 5/8/2016 mới đạt được 77% năng lực sản xuất của công ty.

NM may TNG Dai Tu

CTCP Đầu tư và thương mại TNG (mã CK: TNG) công bố KQKD sơ bộ 7 tháng đầu năm 2016.

Theo đó, riêng tháng 7 TNG đạt 221 tỷ đồng doanh thu tiêu thụ, nâng mức doanh thu 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1.071 tỷ đồng tăng 5% so cùng kỳ. Về lợi nhuận sau thuế tháng 7 dự kiến đạt 9,5 tỷ đồng, lợi nhuận 7 tháng đạt 50 tỷ đồng tăng 16% so cùng kỳ.

Công ty cũng cho biết tính đến 5/8/2016, TNG đã ký hợp đồng được 93.276.759 USD đạt 91,1 % kế hoạch năm 2016 và đạt được 77% năng lực sản xuất.

Từ nay đến cuối năm công ty sẽ tập trung tất cả mọi nguồn lực thực hiện các đơn hàng đã ký với khách hàng và tiếp tục ký hợp đồng với các khách hàng (khách hàng truyền thống) để nhận thêm đơn hàng đáp ứng 100% năng lực sản xuất của công ty. Khi đạt 100% năng lực sản xuất thì DTTT sẽ vượt kế hoạch đề ra.

Mới đây, TNG đã trở thành doanh nghiệp thứ 52 được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Theo đó TNG được hưởng 7 chế độ ưu tiên đặc biệt và vượt trội hơn hẳn trong XNK hàng hóa khác. Cụ thể, đó là được miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Được thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; Được ưu tiên thực hiện trước thủ tục hải quan so với các doanh nghiệp khác; Được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành; Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau; Được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước, khai hải quan sau; Được miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Theo InfoNet/TNG

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video