Thu lợi từ sự kiện APEC 2017, chủ khách sạn Sheraton Đà Nẵng đặt kế hoạch doanh thu 328 tỷ đồng

Về khách sạn Sheraton Đà Nẵng Resort, tháng 1/2018 Công ty chính thức khai trương, dự kiến tỷ lệ lấp đầy năm nay là 55%, giá thuê trung bình 4.550.000 triệu đồng. Đồng thời, Công ty cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án như nhà đón tiếp, nhà câu lạc bộ… trong năm nay.

Chính thức khai trương khách sạn Sheraton Đà Nẵng Resort vào tháng 1, CTCP Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương (UpCOM: BDP) đặt kế hoạch doanh thu năm 2018 đạt 328 tỷ đồng, tuy nhiên Công ty vẫn dự báo lỗ 213,6 tỷ đồng, không chia cổ tức.

Nói chi tiết về kế hoạch trên, Công ty cho biết có thể điều chỉnh kết quả kinh doanh tùy theo tình hình thị trường thực tế nhưng không làm giảm tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, còn tỷ lệ cổ tức 0% cũng đã được ĐHĐCĐ thông qua nhằm giữ lại nguồn vốn tiếp tục công tác đầu tư.

Về khách sạn Sheraton Đà Nẵng Resort, tháng 1/2018 Công ty chính thức khai trương, dự kiến tỷ lệ lấp đầy năm nay là 55%, giá thuê trung bình 4.550.000 triệu đồng. Đồng thời, Công ty cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án như nhà đón tiếp, nhà câu lạc bộ… trong năm nay.

Trước đó, cuối tháng 10/2017 Công ty đã bàn giao khách sạn cho đơn vị vận hành là Tập đoàn Marriott để khai thác và sử dụng phục vụ Hội nghị APEC 2017 theo yêu cầu của Chính phủ. Theo đó, 6 tháng cuối năm 2017 Công ty ghi nhận doanh thu phát sinh từ việc phục vụ APEC, mang về tổng lợi nhuận 522 triệu đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 155 triệu thực hiện cả năm 2016.

Về Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương, Công ty được thành lập bởi 3 cổ đông là Vietnam Property Limited (đơn vị thuộc VinaCapital), Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Tân Tiến và Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Kim Ngân. Trong đó, Vietnam Property Limited đã nắm giữ tới 97,73% vốn.

Đến tháng 8/2017, cổ đông sáng lập là Vietnam Property Limited đã chuyển nhượng 24,4 triệu cổ phần (tương ứng 97,73% vốn điều lệ) cho CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Đại An mà không phải chào mua công khai. Theo đó, ngày 7/11/2017, Công ty chíng thức thay đổi dàn lãnh đạo cấp cao. Đáng chú ý, ông Christophe Jean Francois Lajus, người Pháp được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc thay thế ông Nguyễn Quốc Trị - Giám đốc đầu tư của VinaCapital.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video