Thói quen giao dịch qua ATM của người dân thay đổi ấn tượng

Napas cho biết trong năm 2019 vừa qua, cơ cấu giao dịch thông qua hệ thống Napas đã có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng một cách rõ rệt.

Thói quen giao dịch qua ATM của người dân thay đổi ấn tượng

Ảnh minh hoạ

Tại hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai hoạt động năm 2020 của Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) hôm 15/1 vừa qua, ông Nguyễn Quang Hưng, tổng giám đốc Napas cho biết, trong năm 2019, Napas đã hoàn thành đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu.

Cụ thể, hệ thống chuyển mạch Napas tăng trưởng 80,2% về tổng số lượng giao dịch và 170,6% về tổng giá trị giao dịch so với năm 2018 - đây là những con số tăng trưởng ấn tượng. 

Cơ cấu giao dịch thông qua hệ thống Napas cũng có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM (tỷ trọng giao dịch ATM năm 2018 chiếm 62%, năm 2019 giảm còn 42%) sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng (tỷ trọng giao dịch thanh toán liên ngân hàng năm 2018 từ 26%, năm 2019 tăng lên 48%). Xu hướng này thể hiện rõ sự chuyển dịch thói quen của khách hàng từ việc rút tiền qua ATM phục vụ cho việc chi tiêu hàng hàng ngày bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh ngân hàng điện tử.

Công ty đã thực hiện 3 lần giảm phí dịch vụ chuyển mạch cho các ngân hàng trong năm 2019 trong đó lần 1 vào ngày 1/3/2019, lần 2 vào ngày 1/5/2019, lần 3 vào ngày 1/10/2019. 

Kể từ khi sáp nhập đến nay, Công ty đã triển khai 4 đợt giảm phí, theo đó: (i) miễn hoàn toàn phí dịch vụ đối với các giao dịch qua ATM cho Tổ chức thanh toán; (ii) miễn phí giao dịch phi tài chính trên ATM cho Tổ chức phát hành; (iii) giảm tới 70% phí dịch vụ rút tiền qua ATM cho Tổ chức phát hành và (iv) giảm tới 13.3% phí dịch vụ giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 cho Tổ chức phát hành.

Năm 2019 công ty này còn triển khai chương trình khuyến mại giảm 50% phí dịch vụ đối với các giao dịch trên ATM và các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 trong 3 tháng cuối năm 2019 cho tất cả các tổ chức thành viên, nhằm tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng có thêm ngân sách thúc đẩy các chương trình ưu đãi, khuyến khích khách hàng thanh toán chi tiêu bằng thẻ nội địa, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 tại Việt Nam của Chính phủ.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video