Thịt bò và táo Pháp trở lại Việt Nam

Thịt bò Pháp không quá đắt như bò Kobe mà sẽ ngang ngửa bò Australia và Mỹ.

Chiều 8/12, tại buổi họp báo về thực phẩm Pháp vào Việt Nam, ông Jean-Noel Poirier - Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, sau khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp hôm 1/5 thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Pháp và đại diện hiệp hội trong nhiều ngành nghề thực phẩm của nước này đã đến Việt Nam để tìm kiếm hợp tác. Cũng từ đây, thịt bò và táo của Pháp chính thức được nhập vào Việt Nam.

“Trước mắt, chúng tôi bán thịt bò đông lạnh, còn đối với thịt bò tươi chúng tôi cũng đang có kế hoạch nhưng chưa xác định thời gian cụ thể. Ban đầu, một số doanh nghiệp Pháp cũng đã kết nối được với vài đại diện của Việt Nam. Nếu tình hình chuyển biến tích cực, chúng tôi sẽ xin Chính phủ Việt Nam cho nhập khẩu thêm kiwi”, đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ.

[caption id="attachment_9950" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Không tiết lộ số lượng cung ứng cụ thể nhưng ông Jean-Noel Poirier cho hay sẽ không bán ra với sản lượng ồ ạt, mà cung cấp lượng hàng ổn định để tránh biến động giá thất thường. Sản phẩm này không quá đắt như bò Kobe của Nhật mà sẽ ngang ngửa như bò Australia và Mỹ.

Về chất lượng sản phẩm, đại diện Hiệp hội các ngành nghề thực phẩm của Pháp cho hay, sản phẩm đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm của EU. Riêng bò được truy suất nguồn gốc theo từng cá thể như phần thịt nằm ở bộ phận nào của bò, bò bao nhiêu tháng tuổi, được nuôi ở đâu, chủ nhân là ai… Còn với thức ăn cho bò, toàn bộ được sản xuất tại trang trại.

Trước đây, Pháp từng là một trong những nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới nhưng bị gián đoạn một thời gian khá dài sau dịch bệnh bò điên năm 2000. Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, bò của Pháp mới được xuất khẩu.

Năm 2008, Tổ chức Thú y thế giới đã chính thức công nhận Pháp đã kiểm soát được bệnh bò điên. Hiện nước này đã xuất khẩu thịt bò sang EU, Brazil, Mỹ, New Zealand, và một số nước ASEAN. Còn đối với sản phẩm táo, năm 2012 Pháp xuất sang Việt Nam 600 tấn, sau đó tạm ngưng vì số lượng hạn chế.

Theo Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video