Thị phần Ống thép Hòa Phát tăng lên trên 27%

8 tháng vừa qua, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã đạt sản lượng bán hàng 425.900 tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thị phần sản phẩm ống thép của Tập đoàn đã tăng lên 27,06%, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 26,42%.

Tại thị trường trong nước, khu vực miền Trung ghi nhận mức tăng cao nhất với trên 15%. Bình quân sản lượng hàng tháng của năm 2018 đã đạt trên 10.000 tấn, tăng khoảng 1.300 tấn so với mức bình quân tháng trong năm 2017.

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở thị trường xuất khẩu các sản phẩm ống thép. Trong 8 tháng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ống thép xuất khẩu hơn 230.000 tấn, tăng 32,3% so với năm ngoái. Trong khi đó, ống thép Hòa Phát đã xuất khẩu 11.800 tấn, tăng tới 59,4% so với cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu của ống thép Hòa Phát bao gồm Mỹ, Canada, các nước ASEAN với các dòng sản phẩm như ống thép mạ nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm, ống thép đen hàn.

VSA cho biết, cho đến cuối tháng 8, hoạt động sản xuất đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, sản lượng bán hàng đạt 1,57 triệu tấn, tăng 8,9%. Ống thép Hòa Phát tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu Top 5 nhà sản xuất ống thép lớn nhất Việt Nam.

Cũng trong quý III, Công ty Ống thép Hòa Phát đã quyết định đầu tư xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất ống thép cỡ đại tại nhà máy ở Hưng Yên, bao gồm 1 máy xả băng 1800x12mm, 1 máy uốn ống kích cỡ lên đến 325mm (ống vuông lên đến 250 mm), độ dày lên tới 12 mm, máy thử áp lực, máy nạo đường hàn trong, máy vét đầu ống, máy đóng bó tự động… Dây chuyền dự kiến chính thức cho ra sản phẩm mới vào đầu năm 2019.

Theo Thu Hương ĐTCK
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video