Thay đổi lớn trong Top 10 lợi nhuận ngân hàng Việt

Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất đã có nhiều thay đổi lớn trong nửa đầu năm với sự trỗi dậy của VietinBank và nhóm ngân hàng tư nhân.

Thay đổi lớn trong Top 10 lợi nhuận ngân hàng Việt

Thống kê số liệu từ 19 ngân hàng đã công bố BCTC quý II/2020 cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng nhẹ 12% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về giá trị tuyệt đối, Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất đã có nhiều thay đổi lớn trong nửa đầu năm, với sự trỗi dậy của VietinBank và nhóm ngân hàng tư nhân.

Cụ thể, mặc dù có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống về con số lợi nhuận khi đạt 10.981 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm.

Dù vậy, vị trí á quân năm nay có sự thay đổi lớn khi VietinBank đã giành lại vị trí vốn bị Techcombank "chiếm giữ" từ quý II/2019.

Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.460 tỷ đồng, tăng tới 39,8% so với cùng kỳ; trong khi tại Tecombank, con số này là 6.737 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.

Đáng chú ý, nhóm ngân hàng tư nhân với quy mô vốn và tổng tài sản nhỏ hơn bao gồm VPBank, MB và ACB đã một lần nữa vươn lên và vượt qua "ông lớn" BIDV để giành các vị cao trong bảng xếp hạng.

VPBank trong 6 tháng đầu năm ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.585 tỷ đồng, tăng trưởng tới gần 52% so với cùng kỳ, trong khi MB và ACB lần lượt ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 5% và 5,4%.

Trong khi đó, BIDV trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt lợi nhuận 3.581 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thay đổi lớn trong Top 10 lợi nhuận ngân hàng Việt - Ảnh 1.

Về mặt kỹ thuật, việc so sánh lợi nhuận giữa các ngân hàng thương mại theo con số giá trị tuyệt đối chủ yếu chỉ mang tính tham khảo, bởi có quá nhiều chênh lệch trong so sánh về quy mô vốn, tổng tài sản... Và so sánh này không phản ánh được hiệu quả thực tế giữa các thành viên.

Tuy nhiên, so sánh trên qua thời gian cho thấy sự thay đổi lớn và rõ nét trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong 5 năm trở lại đây Top 10 đã vắng hẳn Sacombank và Eximbank thay vì sự quen thuộc của giai đoạn trước.

Hai năm trở lại đây, thay đổi lớn tiếp tục thể hiện như các thành viên khối tư nhân đã từng bước ngang vai, thậm chí vượt qua lợi nhuận của thành viên trong "Big 4" ngân hàng thương mại nhà nước, dù quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản thấp hơn nhiều lần.

Theo Trần Thúy (BizLIVE - Nhịp sống doanh nghiệp)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video