Thái Lan hụt hơi trong cuộc đua ngân hàng số ở châu Á

Thái Lan đang đặt nền móng cho các ngân hàng kỹ thuật số độc lập khi cố gắng bắt kịp các thị trường châu Á khác, nơi diễn ra những thay đổi này, theo thống đốc ngân hàng trung ương Thái Lan.

“Ở giai đoạn này, Thái Lan có thể không có hệ sinh thái sẵn sàng như Singapore hay Hong Kong, nơi hệ thống ngân hàng số đang hoạt động tốt hơn”, Veerathai Santiprabhob, thống đốc Ngân hàng Thái Lan, nói.

Veerathai cho biết cần có ba trụ cột chính để xây dựng ngân hàng số: dữ liệu từ các nguồn phi tài chính, hệ thống nhận diện điện tử và khung pháp lý phù hợp. Thái Lan đang đẩy mạnh các nỗ lực để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế này.

Các nhà chức trách Thái Lan đang cố gắng bắt kịp với sự chuyển đổi ngân hàng số ở châu Á, nơi những công ty mới đang nổi lên để cạnh tranh với các ngân hàng lớn như HSBC Holdings Plc. Đối với Thái Lan, số hóa được coi là cách để phổ biến rộng rãi hơn dịch vụ ngân hàng cũng như thúc đẩy cạnh tranh.

“Về giấy phép ngân hàng số, chúng tôi muốn có một nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới có thể phục vụ những người không có điều kiện, phải có thể đáp ứng nhu cầu của những người vô gia cư, những người ở vùng sâu vùng xa”, Veerathai nói.

Thái Lan hụt hơi trong cuộc đua ngân hàng số ở châu Á - Ảnh 1.

Biểu tượng của Ngân hàng Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post 

Singapore dự kiến cấp 5 giấy phép ngân hàng số cho các tổ chức phi ngân hàng vào tháng 6, trong khi 8 công ty cho vay ảo đang bắt đầu ở Hong Kong trong năm nay. Cả hai thành phố đã thu hút những người khổng lồ công nghệ, bao gồm Ant Financial của tỷ phú Jack Ma và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi Corp.

Trong khi Thái Lan thiếu các ngân hàng ảo độc lập, các nhà cho vay trong và ngoài nước cung cấp các dịch vụ số khác nhau ở nước này, bao gồm cả thanh toán. United Overseas Bank Ltd. Của Singapore đã cho đi vào hoạt động ngân hàng di động đầu tiên với tên gọi TMRW, tại Thái Lan vào năm ngoái

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều dịch vụ ngân hàng số tại Thái Lan, Veerathai nói. Những dịch vụ hiện tại chủ yếu giới hạn trong việc chuyển tiền, và cho vay là một “thách thức lớn” do không đủ dữ liệu để giúp các ngân hàng đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng, ông nói.

“Điều này có thể xảy ra khi khách hàng sử dụng điện thoại di động, cách họ tiến hành kinh doanh bằng cách sử dụng hệ sinh thái dấu chân điện tử”.

Ngân hàng Thái Lan đang làm việc với các bên khác nhau để giới thiệu cho vay điện tử và các dịch vụ tài chính khác trong năm nay, Veerathai cho biết nhưng không nêu chi tiết. Sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ là chìa khóa.

“Một mình ngân hàng trung ương không thể làm được”, ông nói.

Theo Minh Ngọc (NDH)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video