Techcombank có hơn 62.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 ở Techcombank chiếm tỷ lệ tương đối cao.

 

Ngày 23/9/2020, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã có buổi làm việc với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Một trong những nội dung chính của buổi làm việc là về việc thực hiện Thông tư số 01 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, cũng như các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, Giám đốc Khối Quản trị ngân hàng cho biết, trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của NHNN, Techcombank đã rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính, không ngừng cải tiến, đổi mới quy trình cho vay tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vay vốn và sử dụng các dịch vụ. Ngân hàng tập trung vào việc rà soát, sửa đổi, các biểu mẫu, hợp đồng, hồ sơ, thủ tục xử lý nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lí khoản vay và ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch thanh toán, thẻ.

Về tình hình triển khai Thông tư số 01, Techcombank đã khẩn trương ban hành ngay các quy định nội bộ hướng dẫn công tác hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngân hàng cũng đã triển khai gói hỗ trợ cho khách hàng 30.000 tỷ đồng (20.000 tỷ cho doanh nghiệp và 10.000 tỷ cho cá nhân). Tính đến thời điểm 31/8/2020, tổng số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 là 62.228 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 6.700 tỷ đồng, hoàn thành hơn một nửa kế hoạch đặt ra cho cả năm và tăng 19% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngân hàng cũng tăng gấp 5 lần mức trích lập dự phòng rủi ro. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng đạt 265.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm 2019 trong đó riêng dư nợ cho vay khách hàng là hơn 231.666 tỷ đồng, chỉ tăng 0,4% so với cuối năm 2019 và thấp hơn so với cuối quý 1/2020.

Như vậy số dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở ngân hàn này tương đương hơn 26% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/6.

Ở một diễn biến khác, ngày 22/9 NHNN đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ quý 3 và kế hoạch các tháng cuối năm. Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tổng số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 toàn hệ thống là hơn 2,27 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ. Đến ngày 14/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video