Tập đoàn TTC chính thức tái đầu tư vào lĩnh vực giáo dục

Mới đây, người đứng đầu Tập đoàn TTC đã chia sẻ thông tin Tập đoàn này đã hoàn tất giao dịch mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

Đây là thương vụ M&A mới nhất, giúp TTC sở hữu lại trường đại học vốn trước đây là thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn.

Mặc dù ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC không chia sẻ cụ thể về giá trị thương vụ này, tuy nhiên đây là bước khởi đầu để tái lập mảng Giáo dục của TTC, một danh mục mà trước đây TTC đã đầu tư.

Tập đoàn TTC chính thức tái đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - Ảnh 1.

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC

Theo ông Đặng Văn Thành, sở dĩ TTC chọn Trường Đại học Yersin Đà Lạt để phát triển lại mảng Giáo dục vì Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát mẻ, ôn hòa… thích hợp làm nơi để học tập và trau dồi kiến thức không chỉ cho nhiều sinh viên đến từ mọi vùng miền của đất nước mà còn cả trong khu vực. Thành phố này còn là một trong các địa phương có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, mang đến cơ hội cho sinh viên được giao lưu, hội nhập đa dạng bản sắc văn hóa và ngôn ngữ, tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành "công dân toàn cầu" trong tương lai.

Ông Đặng Văn Thành cho biết, "Đã là doanh nhân thì phải đóng góp cho cộng đồng - xã hội, đặc biệt là hoài bão đóng góp lớn cho ngành giáo dục nước nhà. Đây là một ngành nhân văn và là danh mục TTC quan tâm vì liên quan mật thiết đến các vấn đề xã hội". Đồng thời, trong tương lai TTC sẽ có chiến lược mở rộng các trường đại học tại các tỉnh thành khác trên cả nước, ông Đặng Văn Thành khẳng định thêm.

TTC là Tập đoàn đầu tư đa ngành với gần 43 năm hình thành và phát triển, hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm, gồm: Nông nghiệp - Năng lượng - Bất động sản - Bất động sản Công nghiệp - Du lịch, với quy mô gồm 5 Tổng Công ty ngành và hơn 120 Đơn vị trực thuộc tại các tỉnh thành trên cả nước và khu vực (Lào, Campuchia, Singapore…).

Tập đoàn TTC chính thức tái đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - Ảnh 2.

Trường Đại học Yersin Đà Lạt chính thức trực thuộc Tập đoàn TTC

Như vậy, TTC đã chính thức quay lại lĩnh vực này, nâng quy mô trở thành 6 lĩnh vực hoạt động bao gồm: Nông nghiệp - Năng lượng - Bất động sản - Bất động sản Công nghiệp - Du lịch và Giáo dục.

Được thành lập ngày 27-12-2004 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Yersin Đà Lạt là cơ sở đào tạo Đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên với tập thể các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư có tâm huyết. Hiện trường đang đào tạo 21 chuyên ngành, gồm: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Điều dưỡng, Dược học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Digital Marketing, Quản trị lữ hành, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Đông phương học (chuyên ngành Hàn Quốc, chuyên ngành Nhật Bản), Luật kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Quan hệ công chúng...

Ngoài hệ Đại học, trường còn đào tạo hệ Trung học Phổ thông (được thành lập theo Quyết định số 239/2005/QĐ-UBND ngày 30-12-2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng).

Quay lại hệ sinh thái của TTC, các sinh viên của Trường Đại học Yersin Đà Lạt sẽ càng được Tập đoàn hỗ trợ trong quá trình học tập, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trực thuộc, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai và các công nghệ hiện đại.

Việc thay đổi này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo của Trường trong tương lai.

N.Lan

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video