Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga thoái vốn khỏi các dự án tại Việt Nam

Rosneft Vietnam B.V sở hữu 35% cổ phần trong dự án sản xuất khí và ngưng tụ tại Block 06.1 (với tư cách là nhà điều hành) – hay còn gọi là Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ (bể Nam Côn Sơn). Đây là một trong những mỏ khí tự nhiên lớn của Việt Nam, với sản lượng khí xuất về bờ 9,5 triệu m3 khí/ngày.

Theo thông tin từ Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga, trong quý 3/2021, công ty này đã hoàn tất việc bán 100% cổ phần trong các công ty con tham gia vào hoạt động sản xuất và vận chuyển khí tại Việt Nam. 

Rosneft không tiết lộ bên mua. 

Rosneft Vietnam B.V sở hữu 35% cổ phần trong dự án sản xuất khí và ngưng tụ tại Block 06.1 (với tư cách là nhà điều hành) – hay còn gọi là Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ (bể Nam Côn Sơn). Đây là một trong những mỏ khí tự nhiên lớn của Việt Nam, với sản lượng khí xuất về bờ 9,5 triệu m3 khí/ngày. 

Rosneft sở hữu 100% dự án thăm dò Block 05.3/11; và 32,67% cổ phần trong đường ống dầu khí Nam Côn Sơn. 

Rosneft là công ty dầu khí của Nga và là một trong những công ty dầu khí niêm yết lớn nhất toàn cầu. Rosneft bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2013. 

Năm 2020, doanh thu của Rosneft đạt gần 72 tỷ USD. 

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video