Tập đoàn của ông Hồ Xuân Năng đầu tư 1,5 triệu USD vào ứng dụng xe bus

Startup tuổi đời 7 năm hiện đã có 2 triệu người dùng.

Tập đoàn của ông Hồ Xuân Năng đầu tư 1,5 triệu USD vào ứng dụng xe bus

Tập đoàn Phenikaa vừa công bố thương vụ đầu tư 1,5 triệu USD (hơn 34 tỷ đồng) vào CTCP BusMap. Qua đó, BusMap trở thành công ty thành viên của Phenikaa và được đổi tên thành CTCP Công nghệ Phenikaa MaaS.

BusMap là startup công nghệ được điều hành bởi Tổng giám đốc Lê Yên Thanh. Từ năm 2013, công ty đặt mục tiêu phát triển một ứng dụng giao thông công cộng miễn phí dành cho hành khách sử dụng xe bus nội thành, giúp người dân tối ưu hóa hành trình di chuyển.

BusMap hiện đã có hơn 2 triệu người dùng, đã hỗ trợ hơn 50 triệu chuyến đi. Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng công nghệ lõi về bản đồ số, tích hợp trí tuệ nhân tạo và nâng cấp thuật toán tiên lượng.

Trong dài hạn, Tập đoàn Phenikaa có kế hoạch phát triển BusMap như công nghệ lõi, làm nền tảng phát triển các ứng dụng mang tính "cá nhân hóa", qua đó công ty có thể mở rộng sản phẩm, dịch vụ về giao thông dành cho doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng.

Phenikaa là công ty mẹ của Vicostone, một doanh nghiệp sản xuất đá thạch anh tương đối nổi tiếng trên sàn chứng khoán. Chủ tịch Tập đoàn là ông Hồ Xuân Năng. Ngoài vật liệu xây dựng, Phenikaa cũng đẩy mạnh phát triển công nghệ, nghiên cứu khoa học và giáo dục…

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video