Tập đoàn Cao su Việt Nam dự kiến cổ phần hóa trong quý I/2017, bán trọn lô 5 công ty thủy điện

Khó khăn lớn nhất được Tập đoàn CN Cao su là diễn biến tiêu cực của giá mủ cao su và việc một số các công ty cao su đang đầu tư các dự án trồng cao su chưa có nguồn thu lớn. Nhưng VRG cũng tự tin về dài hạn, Tập đoàn có nhiều lợi thế để thu hút NĐT.

tap-doan-cao-su-viet-nam

Bất lợi từ giá mủ cao su, kinh doanh và cổ phần hóa đều gặp khó

Theo nguyên tắc cổ phần hoá Công ty mẹ - Tập đoàn CN cao su Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý vàotháng 9/2015, Nhà nước trước mắt sẽ giữ 75% vốn điều lệ.

Về tiến độ cổ phần hóa cụ thể, Công ty mẹ dự kiến sẽ hoàn tất phê duyệt phương án cổ phần hóa từ quý IV/2016 đến quý I/2017. Việc tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa vào quý I/2017 và sau đó sẽ tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thức nhất và đăng ký doanh nghiệp. Dự kiến thời gian hoàn thành việc cổ phần hóa là 18 tháng theo quy định, trong trường hợp có vướng mắc, sẽ xem xét trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Báo cáo về công tác cổ phần hóa, Tập đoàn này cũng cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay của Tập đoàn là giá mủ cao su thấp, làm ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của các công ty cao su. Một số các công ty cao su đang đầu tư các dự án trồng cao su còn trong thời gian kiến thiết cơ bản, hoặc chỉ mới bắt đầu đưa vào khai thác (tại Campuchia, Lào, Tây Bắc,..), chưa có nguồn thu lớn, hiệu quả thấp, làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty Mẹ trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Tập đoàn cũng tự tin rằng trong dài hạn nền tảng phát triển của VRG khá tôt với quỹ đất lớn cả trong và ngoài nước. Một số ngành nghề chính khác có triển vọng phát triển, quy mô Tập đoàn đủ lớn để có thu hút những nhà đầu tư lớn.

Tính đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của VRG lên 26.166,5 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản của riêng công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su lên tới 36.862,7 tỷ đồng, tương đương 1,65 tỷ USD.

Kết quả kinh doanh cao su trong 6 tháng đầu năm của Tập đoàn này sụt giảm mạnh do diễn biến tiêu cực của giá cao su. Lợi nhuận trên mỗi tấn cao su giảm chỉ còn lãi 500.000 đồng/tấn. Lợi nhuận cao su 6 tháng đầu năm ước đạt 43,9 tỷ đồng. Cùng với sự đóng góp của mảng gỗ, khu công nghiệp, thủy điện, tổng doanh thu ước đạt 8.442 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của công ty mẹ ước đạt 1.218 tỷ đồng, hoàn thành 52% kế hoạch.

Với quy mô lớn về cả vốn điều lệ và doanh thu, trong quá trình thực hiện có thể phát sinh những vấn đề chưa thể liên liệu trước, Tập đoàn kiến nghị Chính phủ, Bộ Ngành quan tâm tháo gỡ kịp thời.

Thoái vốn ngoài ngành thu 60 tỷ, sẽ bán trọn lô cả 5 công ty thủy điện

Cũng theo phê duyệt của Chính phủ cuối năm 2015, VRG sẽ tiến hành cổ phần hoá đồng thời công ty Mẹ cùng 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị sự nghiệp.

Mặc dù lên kế hoạch cổ phần hoá 5 công ty cao su gồm Bình Long, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bà Rịa, Tân Biên trong năm 2015. Nhưng tới tháng 3/2016, VRG mới hoàn thành cổ phần hóa đối với Công ty TNHH MTV cao su Tân Biên và Bà Rịa với số tiền thu từ công tác cổ phần hóa lần lượt là 16,8 tỷ đồng và 23,723 tỷ đồng.

Đối với các khoản đầu tư ngoài ngành chính, tính đến15/7/2016, Tập đoàn đã thoái vốn được 259,666 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách là 190,170 tỷ đồng). Lãi từ hoạt động thoái vốn ước tính đạt 60 tỷ đồng. Cụ thể, VRG đã thoái oàn bộ vốn khỏi CTCP ĐTXD & PT NL Vinaconex vớitổng giá trị đấu giá thành công là 104,019 tỷ đồng, lãi 60,70 tỷ đồng. Cùng với đó, VRG đã hoàn tất thoái 100% vốn tại Công ty cổ phần xây dựng - địa ốc cao su, thu về 11,397 tỷ đồng, lãi 0,55 tỷ đồng. Việc thoái vốn tại CTCP xi măng FICO Tây Ninh cũng đang được thực hiện thủ tục chuyển nhượng cho Công ty CP xây dựng hạ tầng và khai thác mỏ Tân Việt Bắc.

Thời gian tới, VRG sẽ tiếp tục thoái vốn tại Intourco (Upcom), CTCP Cơ khí cao su, CTCP Xây dựng & Tư vấn Đầu tư. Tập đoàn cũng đang lập hồ sơ thoái vốn tại CTCP ĐT CSHT Bình phước (BOT) và CTCP Sài Gòn VRG, dự kiến tháng Quý III/2016 sẽ tổ chức đấu giá.

Tập đoàn hiện đang nắm giữ quyền chi phối các công ty thủy điện, bao gồm: Công ty Cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn, Công ty Cổ phần VRG Bảo Lộc, Công ty Cổ phần VRG Đắc Nông, Công ty Cổ phần VRG Phú Yên và Công ty Cổ phần VGR Ngọc Linh.

Đầu năm 2016, VRG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán trọn lô cả 5 công ty. Công ty đang chuẩn bị tiến hành chào giá cạnh tranh rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư thương thảo trực tiếp, dự kiến hoàn thành trong quý III/2016.
Theo NDH
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video