SSI: Dòng vốn tín dụng chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ

Trái ngược với dự đoán tín dụng có thể bị ảnh hưởng khi Chính phủ siết chặt TPDN và bất động sản, thực tế tín dụng vẫn duy trì đà mở rộng. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn tín dụng thực sự chảy vào hoạt động sản xuất.

Theo báo cáo thị trường tiền tệ mới công bố gần đây, bộ phận phân tích công ty chứng khoán SSI cho biết trong cuộc họp chính phủ thường kỳ tháng 4, NHNN thông báo tín dụng tính đến ngày 25/4 tăng 6,75% so với cuối năm 2021, tương đương với mức tăng 16,4% so với cùng kỳ. Khác với nhận định của các chuyên gia trong báo cáo trước dự đoán tín dụng có thể bị ảnh hưởng khi Chính phủ siết chặt TPDN và bất động sản, thực tế tín dụng vẫn duy trì đà mở rộng. SSI Research nhận định đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn tín dụng thực sự chảy vào hoạt động sản xuất trong bối cảnh trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Theo đó, các chuyên gia SSI kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2022 có thể đặt 14-15%. Tín dụng cải thiện kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư và doanh nghiệp tăng theo. Trong những tuần gần đây, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở cả 2 khu vực, với mức tăng 10-20 điểm cơ bản.

SSI: Dòng vốn tín dụng chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.
 

Trên thị trường tiền tệ, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tuần qua đã bật tăng. NHNN đã bơm 4,3 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm, chủ yếu vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng, cụ thể lượng tín phiếu bơm trong ngày 29/4 là 3,1 nghìn tỷ đồng. SSI Research cho rằng thanh khoản tiền đồng trong hệ thống đã phần nào xuất hiện áp lực trong bối cảnh nhu cầu tiền mặt tăng mạnh trước dịp lễ, tín dụng tăng trưởng tốt và động thái bán USD kỳ hạn của NHNN. Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh trong ngày giao dịch cuối cùng trong tuần. Kết tuần, kỳ hạn qua đêm ở mức 2,3% (tăng 40 điểm cơ bản so với tuần trước) và kỳ hạn 1 tuần 2,6% (tăng 60 điểm cơ bản).

SSI: Dòng vốn tín dụng chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 2.
 

Đối với thị trường ngoại hối, đồng VND đã hầu như đi ngang trong tuần qua trong bối cảnh các đồng tiền trong khu vực chịu áp lực giảm do đồng USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Theo các chuyên gia, áp lực trên thị trường ngoại hối đã xuất hiện trong vòng 3 tuần trở lại đây và NHNN đã phải sử dụng công cụ bán kỳ hạn hợp đồng USD 3 tháng nhằm hỗ trợ thanh khoản USD cho thị trường - lần đầu tiên kể từ giữa năm 2018. Bô phận phân tích cho rằng yếu tố hỗ trợ VND trong giai đoạn này tiếp tục từ nguồn cung USD tích cực (cán cân thương mại ước tính xuất siêu 2,5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm và FDI giải ngân đạt 5,9 tỷ USD).

Cũng theo dữ liệu trong báo cáo, tuần qua giá vàng thế giới đã giảm tương đối mạnh (giảm 1,8%), trong khi mức giảm giá vàng vàng trong nước không tương ứng, chỉ giảm 0,6%. Do vậy, chênh lệch giá vàng trong nước – trên thế giới lên tới mức 1,7 triệu/lượng, đây là mức chênh cao nhất từ trước đến nay.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video