So găng Big3 ngân hàng: Vietcombank vượt trội về lợi nhuận, BIDV dẫn đầu quy mô, VietinBank là "ông vua về nhì"

Trong khi Vietcombank vượt trội về mặt lợi nhuận và hiệu quả sinh lời thì BIDV lại bỏ xa hai đối thủ về quy mô tài sản, còn VietinBank đứng vị trí thứ hai ở nhiều chỉ tiêu.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2022, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực và là điểm tựa tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm vừa qua.

Kết thúc năm 2022, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận toàn hệ thống trong năm thứ 5 liên tiếp, bỏ xa hai nhà băng trong nhóm là BIDV (23.058 tỷ đồng) và VietinBank (21.113 tỷ đồng).

Với kết quả trên, Vietcombank sở hữu tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ (ROE) lên tới gần 24,2%, cao hơn hẳn so với BIDV (19,4%) và VietinBank (16,8%).

Về chất lượng tài sản, Vietcombank cũng là nhà băng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp nhất trong nhóm Big3, ở mức 0,64% dư nợ cho vay. Con số này tại VietinBank và BIDV lần lượt là 1,24% và 1,16%.

Trong khi Vietcombank dẫn đầu về phương diện lợi nhuận và chất lượng tài sản, thì BIDV lại không có đối thủ về quy mô tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng và vốn điều lệ. 

Duy nhất một chỉ tiêu trên bảng cân đối mà Vietcombank vượt BIDV là vốn tự có. Với gần 138.000 tỷ đồng, Vietcombank cũng là ngân hàng có quy mô vốn tự có lớn nhất hệ thống, cao hơn hẳn so với BIDV (104.206 tỷ đồng) và VietinBank (108.305 tỷ đồng).

Tính đến cuối năm 2022, BIDV có 28.435 nhân sự làm việc trên toàn hệ thống, đứng thứ hai ngành ngân hàng chỉ sau VPBank. Nếu chỉ tính riêng tại ngân hàng mẹ, BIDV có 25.731 người - đứng đầu toàn ngành.

Vietcombank là ngân hàng có số lượng nhân sự ít nhất trong nhóm Big4. Song, đây là nhà băng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất trong năm 2022 với khoảng 36,4 triệu đồng/người/tháng. Con số này tại BIDV và VietinBank lần lượt là 31,8 triệu đồng và 31,3 triệu đồng.

So găng Big3 ngân hàng: Vietcombank vượt trội về lợi nhuận, BIDV dẫn đầu quy mô, VietinBank là ông vua về nhì - Ảnh 1.
Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video