SeABank hoàn tất bán hơn 181 triệu cổ phiếu, thu về hơn 2.700 tỷ

SeABank đã phân phối hơn 99,9% lượng cổ phần trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000đ/cổ phiếu, ước tính mang về hơn 2.700 tỷ đồng.

SeABank hoàn tất bán hơn 181 triệu cổ phiếu, thu về hơn 2.700 tỷ

Theo thông tin cập nhật từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa hoàn thành chào bán cổ phiếu ra công chúng hơn 181,3 triệu cổ phiếu SSB với giá ưu đãi 15.000 đồng/cp.

Đợt chào bán này nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng đã được Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng thông qua.

Sau đợt chào bán, ngân hàng thu về hơn 2.719 tỷ đồng. Trong đó, tổng chi phí phát hành gần 300 triệu đồng. Theo kế hoạch, số tiền sẽ được sử dụng nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.

Ngày 18/3 đợt chào bán kết thúc, SeABank phân phối ra công chúng hơn 180,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ cổ phiếu được phân phối là ~ 99,73%, còn lại hơn 481.352 cổ phiếu được công đoàn ngân hàng mua lại.

Về cơ cấu tham dự đợt chào bán, nhà đầu tư trong nước chiếm số lượng áp đảo với 2.045 nhà đầu tư trong nước, thực hiện mua gần 181,2 triệu cổ, tương đương 99,95% lượng cổ phiếu phát hành. Khối ngoại có 11 cá nhân và tổ chức, thực hiện mua 76.554 cổ (khoảng 0,042% lượng cổ phần được phân phối).

SeABank hoàn tất bán hơn 181 triệu cổ phiếu, thu về hơn 2.700 tỷ - Ảnh 1.

Tính từ ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền mua cổ phiếu SSB trong đợt chào bán kể trên 18/1/2022, Madame Nguyễn Thị Nga, chủ tịch HĐQT SeABank và con trai Lê Tuấn Anh đã mua thành công hơn 33,2 triệu cổ. Chồng và con gái bà Nga là Lê Hữu Báu cùng Lê Thu Thủy cũng đã đăng ký và bán thành công hơn 94,7 triệu quyền mua.

Sau đợt phát hành, nhà đầu tư trong nước sở hữu 99,95% phần vốn góp tại SeABank với hơn 1,6 tỷ cổ phiếu. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 725.658 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,0437%. Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phú Mỹ vẫn là cổ đông lớn của ngân hàng với hơn 86,5 triệu cổ phiếu, ứng với hơn 5,21% trong cơ cấu sở hữu ngân hàng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video