Sẽ có gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, các ngân hàng nhóm Big 4 tham gia

Hơn 10 ngân hàng gồm 4 ngân hàng quốc doanh xây dựng chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chương trình không sử dụng vốn ngân sách và mức ưu đãi lãi suất tùy thuộc tình hình thực tế, bình quân thấp hơn 0,5-1%.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết các tổ chức tín dụng đang xây dựng chương trình hỗ trợ, gói tín dụng để tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng giá trị là 285.000 tỷ đồng trên toàn hệ thống - cao hơn so với con số 250.000 tỷ đồng được đề cập tại hội nghị bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 diễn ra ngày 2/3.

“Có đơn vị 100.000 tỷ đồng, có đơn vị 20.000 tỷ đồng, có bên 5.000 tỷ đồng…”, ông Hùng đề cập, hơn 10 nhà băng tham gia chương trình này, bao gồm 4 ngân hàng TMCP Nhà nước. Mức lãi suất sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khách hàng và đơn vị bị ảnh hưởng để căn cứ, không có mức cố định. Bình quân, các tổ chức tín dụng sẽ giảm 0,5-1% so với mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Sẽ có gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, các ngân hàng nhóm Big 4 tham gia - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ảnh: VNF.

Ông Hùng cũng cho hay việc hỗ trợ này hoàn toàn đến từ các ngân hàng và không dùng nguồn ngân sách. Đề cập đến việc Thông tư hướng dẫn cơ cấu nợ, giãn nợ… cho các ngân hàng, Vụ trưởng Tín dụng cho hay đang lấy ý kiến của các bộ ngành và sẽ sớm công bố.

Trước đó, tại hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo thông tin từ Vụ Tín dụng, 23 tổ chức tín dụng báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 14,3% tổng dư nợ của 23 tổ chức tín dụng này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như nông, lâm nghiệp, thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục...

Trong 3 tuần từ khi họp với NHNN, các tổ chức tín dụng đã rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận đã hỗ trợ trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.

Theo Lê Hải (Người đồng hành)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video