SCIC sẽ làm gì với số cổ phiếu “ế” của Vinamilk?

Đại diện SCIC cho biết, đối với số lượng cổ phiếu không bán hết sau lần chào bán này, SCIC tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và sẽ báo cáo xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các kế hoạch tiếp theo.

[caption id="attachment_16115" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Khoảng trên dưới 3% cổ phần VNM mà SCIC dự kiến chào bán chưa nhà đầu tư đăng ký đặt mua. [/caption]

Sở GDCK TP HCM (HoSE) vừa công bố kết quả bán đấu giá cổ phần Vinamilk (VNM) do Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ.

Theo đó, 2 tổ chức thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N là F&NBev Manufacturing và F&N Dairy Investments, mỗi công ty đã mua vào 39,19 triệu cổ phiếu, tương đương 2,7% cổ phần của Vinamilk với giá 144.000 đồng/cp, đúng bằng mức giá khởi điểm SCIC đưa ra. Với mức giá này, SCIC đã thu về 11.286 tỷ đồng, tương ứng 0,5 tỷ USD từ đợt đấu giá cổ phần VNM.

Như vậy, đợt bán đấu giá 9% cổ phần/vốn điều lệ VNM của SCIC lần này ước bán được tương đương khoảng 5,5% số lượng cổ phần/vốn điều lệ. Khoảng trên dưới 3% cổ phần VNM mà SCIC dự kiến chào bán chưa nhà đầu tư đăng ký đặt mua.

Đánh giá sau buổi chào bán cạnh tranh kết thúc, ông Nguyễn Đức Chi – đại diện SCIC cho biết trong bối cảnh thị trường chứng khoán Đông Nam Á và Việt Nam có nhiều biến động, giao dịch cổ phiếu VNM của SCIC được xem là thành công khi mức giá đạt cao hơn so với giá tham chiếu tại thời điểm bán là 8.200 đồng/cổ phần (trên 6%). Riêng đối với số lượng cổ phiếu không bán hết sau lần chào bán này, SCIC tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và sẽ báo cáo xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các kế hoạch tiếp theo.

Với số lượng cổ phần sở hữu tăng thêm khoảng hơn 5,5% sau khi trúng giá từ đợt cạnh tranh, như vậy, nhóm F&N sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại VNM lên tới 16,35% tương đương tỷ lệ nắm giữ 237,37 triệu cổ phiếu, và là cổ đông lớn thứ 2 tại Vinamilk, sau SCIC (39,33%).

Trước đó, F&N của tỷ phú giàu nhất Thái Lan từng bày tỏ tham vọng nhắm đến thâu tóm Vinamilk và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở thị trường Đông Nam Á. Họ đã đặt được một chân vào DN lớn nhất ngành sữa Việt Nam.

Theo Mỹ Lê Enternews

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video