SCG chủ động chuẩn bị cho chiến tranh thương mại

SCG vừa công bố kết quả hoạt động trong quý 3/2018 và 9 tháng đầu năm 2018 cho thấy doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên lợi nhuận giảm do chi phí nguyên vật liệu và năng lượng tăng, suy giảm thương mại toàn cầu và hao hụt tài sản.

Nhận thức rõ về các tác động của chiến tranh thương mại và những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, SCG đã đưa ra 6 định hướng: mở rộng cơ hội xuất khẩu nhằm thích ứng với dòng chảy thị trường toàn cầu, quản lý chi phí năng lượng, tối đa hóa công nghệ kỹ thuật số để tăng hiệu quả sản xuất đồng thời giảm chi phí, phát triển dịch vụ và hàng hoá có giá trị gia tăng cao (HVA), nâng cao hiệu quả vốn lưu động và xem xét danh mục đầu tư và chi phí đầu tư, duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
[caption id="attachment_110820" align="aligncenter" width="540"] Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với CAS ICCB về nghiên cứu và cải tiến doanh nghiệp[/caption]

Trong 9 tháng đầu năm 2018, SCG đã đạt 257.520 tỉ đồng từ doanh thu bán hàng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước do doanh thu của tất cả đơn vị kinh doanh tăng đều. Lợi nhuận trong kỳ đạt 24.440 tỉ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh hóa dầu và giảm giá trị tài sản trong quý 3. Bên cạnh đó, doanh thu xuất khẩu của SCG đạt 69.813 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 27% doanh thu bán hàng hợp nhất của SCG.

Tại thị trường Việt Nam, doanh thu từ hoạt động bán hàng của SCG đạt 8.109 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kì năm trước, chủ yếu nhờ ngành kinh doanh hóa dầu. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng của SCG đạt 22.653 tỉ đồng.

Theo báo cáo, dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam đang tiến triển theo đúng kế hoạch và dự kiến đi vào hoạt động năm 2023. SCG cũng đang tiếp tục hỗ trợ phát triển thể thao tại Việt Nam thông qua giải bóng đá đường phố SCG Street Football tại Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, SCG còn phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Á tại Việt Nam (AIT-VN) thiết kế Chương trình Business Concept Development (BCD) nhằm giúp các nhà quản lý trẻ mở rộng tầm nhìn cũng như nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trong tương lai.
Theo Chi Tâm NLĐO
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video