SCB điều chỉnh thời gian hoạt động tại quầy: ngừng giao dịch sáng thứ Bảy

Hiện tại SCB vẫn làm việc sáng thứ Bảy, nhưng từ 31/12/2022, nhà băng này sẽ chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

SCB điều chỉnh thời gian hoạt động tại quầy: ngừng giao dịch sáng thứ Bảy

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa phát đi thông báo về việc điều chỉnh thời gian giao dịch trực tiếp tại các đơn vị kinh doanh, áp dụng từ ngày 31/12/2022.

Thông báo của ngân hàng cho biết, để phù hợp xu hướng tuần làm việc 40 giờ của nhiều ngân hàng đang áp dụng tại Việt Nam, cũng như phù hợp theo giờ làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 31/12/2022, SCB áp dụng thời gian giao dịch tại các đơn vị kinh doanh như sau:

Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Buổi sáng từ 08h00 đến 12h00; Buổi chiều từ 13h00 đến 16h30. Thứ Bảy, Chủ nhật và Ngày Lễ không làm việc.

Đối với các tài khoản tiền gửi có ngày đến hạn thanh toán trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và của SCB thì SCB sẽ thực hiện thanh toán vào ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, ngày lễ. Trong trường hợp này, kỳ hạn gửi của khách hàng sẽ kéo dài và tính thêm những ngày nghỉ, ngày lễ.

Ngoài kênh trực tiếp, các kênh khác như hệ thống ATM, Internet Banking, Mobile Banking và Hotline chăm sóc khách hàng vẫn tiếp tục hoạt động 24/7 như bình thường.

Theo Thanh Bình (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video