Sau thất bại trong kinh doanh siêu thị, Sơn Hà (SHI) lại tiếp tục lấn sân sang thiết bị y tế

Theo Sơn Hà, quyết định mua cổ phần Vinamed là những bước đầu trong quá trình thâm nhập vào lĩnh vực thiết bị y tế của công ty.

tbyt-sonha

Ngày 12/5 vừa qua, HĐQT CTCP Quốc tế Sơn Hà (SHI) đã thông qua việc thực hiện mua 2,4 triệu cổ phần, trong tổng số 3,52 triệu cổ phần được đem đấu giá tại HNX của TCT Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed).

Số lượng cổ phần Sơn Hà mua tương ứng 27,27% vốn điều lệ Vinamed. Để nắm giữ lượng cổ phần này, Sơn Hà đã bỏ ra 24,49 tỷ đồng, tương đương 10.200đ/cp.

Theo Sơn Hà, quyết định mua cổ phần Vinamed là những bước đầu trong quá trình thâm nhập vào lĩnh vực thiết bị y tế của công ty.

Đây không phải lần đầu Sơn Hà quyết định đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Cách đây vài năm, công ty đã từng lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ với chuỗi siêu thị Hiway Supercenter nhưng không thực sự thành công và đã phải rút lui vào cuối năm 2015.

Được biết, phiên IPO của Vinamed đã diễn ra vào ngày 4/5/2016 với hơn 3,52 triệu cổ phần đưa ra đấu giá với giá khởi điểm là 10.000đ/cp. Toàn bộ cổ phần Vinamed đã được bán hết cho 11 nhà đầu tư (1 tổ chức và 10 cá nhân) với giá đấu thành công bình quân 10.201đ/cp.

Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ Vinamed đạt 88 tỷ đồng, trong đó nhà nước chi phối 20% cổ phần. Trong năm 2015, Vinamed đạt doanh thu 57,17 tỷ đồng, LNST 4,35 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 94% và 1,28% so với năm 2014.

Chi tiết thông báo

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video