Sản lượng thép và thị phần cải thiện, doanh thu 2017 NKG dự kiến tăng 60%, đạt 14.298 tỷ đồng

Nhờ đưa dự án nhà máy Nam Kim 3 vào hoạt động và hưởng lợi từ chính sách, sản lượng thép của NKG đã tăng mạnh giúp NKG tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý III, tổng sản lượng tiêu thụ thép dẹt thành phẩm của toàn ngành tăng 24% so với cùng kỳ.

Bên cạnh tăng trưởng hữu cơ, doanh thu nội địa cũng được hỗ trợ bởi quyết định áp thuế tự vệ chống bán phá giá tạm thời đối với thép và tôn nhập khẩu, chủ yếu ở mức 19-39%, có hiệu lực từ quý II/2017 đã giúp giảm khối lượng tôn tấm nhập khẩu 37% trong 7 tháng đầu năm 2017.

Nhờ đó, sản lượng thép tiêu thụ nội địa của NKG tăng trưởng 43%, so với mức tăng 35% của xuất khẩu, chiếm 63% tổng sản lượng tiêu thụ trong 9 tháng so với tỷ trọng 48-56% số liệu ghi nhận trong 4 năm trở lại đây.

Đồng thời, thị phần tôn mạ và thép ống của NKG cũng được cải thiện, tăng lần lượt từ mức 15,2% và 5,14% trong năm 2016 lên 16,3% và 5,7% trong 9 tháng nhờ vào việc nâng cao nhận diện thương hiệu thông qua tiếp thị truyền thông xã hội, công nghệ hiện đại và sự đóng góp từ nhà máy Nam Kim 3.

Hai dây chuyền sản xuất mạ nhôm kẽm đi vào hoạt động từ quý 3/2016 đến quý 3/2017 với tổng công suất 450.000 tấn/năm đã giúp tăng gấp đôi NKG công suất năm lên 850.000 tấn.

Riêng trong quý III/2017, tổng sản lượng tiêu thụ thép ống thành phẩm và tôn mạ tăng 77% YoY và đạt khoảng 220.000 tấn. Giá bán thép cũng tăng theo xu hướng tăng giá của thép cán nóng (tăng khoảng 40% YoY), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm.

Lũy kế 9 tháng, tổng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm của NKG tăng 40%, đạt 514 ngàn tấn, nhờ nhu cầu thị trường tăng và công suất được cải thiện. Doanh thu và lợi nhuận thuần 9 tháng của NKG lần lượt đạt 9.312 tỷ đồng và 557 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng tăng 43,6% và 22,7%, đạt 78% và 93% kế hoạch năm.

Trong quý IV, SSI Research cho rằng, NKG có thể duy trì mức lợi nhuận đáng khích lệ nhờ yếu tố mùa vụ và trữ lượng thép cuộn cán nóng đủ để sản xuất cho đến cuối năm ở mức khoảng 530 USD / tấn so với mức giá hiện tại khoảng 560 USD / tấn.

Ước tính doanh thu và lợi nhuận thuần của NKG trong năm 2017 đạt tương ứng 14.298 tỷ đồng (tăng 60% cùng kỳ) và 743 tỷ đồng (tăng 43% cùng kỳ).

Năm 2018, SSI Research dự kiến các dây chuyền sản xuất còn lại của nhà máy Nam Kim 3 sẽ đi vào hoạt động, giúp sản lượng sản xuất tăng 22,5% YoY, đạt 908.600 tấn. Kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp có thể ở mức 10,1% vào năm 2018, gần với mức trung bình 3 năm trước đó và thấp hơn mức 10,5% trong năm 2017.

Do đó, doanh thu và lợi nhuận 2018 dự kiến sẽ đạt 17.625 tỷ đồng (tăng 23,3%) và 881 tỷ đồng (tăng 18,7%). EPS 2018 giảm nhẹ về 6.556 đồng (-2% YoY, do hiệu ứng pha loãng từ lần phát hành riêng lẻ gần đây).

Năm 2018, NKG dự kiến sẽ cho đi vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn tấm trong quý 2 với công suất 350.000 tấn / năm. Điều này sẽ nâng tổng công suất của công ty 41%, đạt 1,2 triệu tấn / năm.

Để chuẩn bị cho dài hạn, NKG đã lên kế hoạch đầu tư vào dự án mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu với công suất 1 triệu tấn thành phẩm và 1,2 triệu tấn CRC trong giai đoạn từ năm 2019-2021, với tổng vốn đầu tư từ 6,5 nghìn tỷ đồng đến 7 nghìn tỷ đồng.

NKG đã ký một hợp đồng mua đất 299 tỷ đồng với diện tích 33 ha cho dự án và đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư. Khi hoàn thành, tổng công suất NKG sẽ tăng gấp ba từ mức hiện tại lên 2,2 triệu tấn / năm trong 4-5 năm tới.

Theo SSI Research

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video