QCG còn kẹt nửa tài sản ở dự án Phước Kiển, tiếp tục thất hứa hoàn thành kế hoạch lợi nhuận

Năm 2017, QCG đạt 424 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 9,4 lần năm 2016 chủ yếu đến từ doanh thu tài chính nhưng khoản lãi này mới chỉ hoàn thành được 73% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017.

Kẹt gần 5.100 tỷ đồng ở dự án Phước Kiển

Tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản của QCG đạt 11.550 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm 2017 do tăng tồn kho và phải thu.

Đáng chú ý khoản phải thu gấp 4,6 lần lên gần 2.617 tỷ đồng do tăng mạnh trả trước cho người bán. Cụ thể, QCG đã tạm ứng trước dự án Sông Đà River Side cho Công ty cổ phần ANI 237,5 tỷ đồng, tạm ứng Khu nhà ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 cho Công ty cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn 150 tỷ đồng. Ngoài ra Công ty cũng thanh toán trước về việc nhận chuyển nhượng dự án thuộc Khu dân cư ADEC cho Công ty cổ phần ADEC 122 tỷ đồng.

Ngoài ra phải thu tăng mạnh do QCG đã tạm ứng cho ông Đinh Văn Hùng hơn 549 tỷ đồng tiền đền bù đất giải toả đất cho dự án Phước Kiển cùng khoản phải thu hơn 439 tỷ đồng tạm ứng cho ông Nguyễn Thắng Hải về đền bù giải toả đất dự án Khu dân cư Long Phước.

Mục hàng tồn kho của QCG tăng thêm 886 tỷ đồng trong năm 2017 lên 6.824 tỷ đồng và chủ yếu nằm ở dự án Phước Kiển. Tại ngày 31/12/2107, QCG còn mắc kẹt hơn 5.075 tỷ đồng ở dự án Phước Kiển, chi phí xây dựng đổ vào dự án này trong năm 2017 là 874 tỷ đồng.

Bên cạnh đó trong năm 2017, Công ty triển khai thêm một số dự án như Premium Central, Sông Đà Riverside, Sông Mã.

[caption id="attachment_82929" align="aligncenter" width="586"] Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính[/caption]

Xoay quanh việc chuyện nhượng dự án Phước Kiển cho CTCP Đầu tư Sunny Island, tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2017, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch QCG cho biết vẫn chưa ký hợp đồng sang nhượng dự án này vì còn vướng nhiều điều khoản ràng buộc. Theo bà Loan, dự án sẽ được xử lý theo hai hướng là bán 100% dự án hoặc hợp tác đầu tư và nhiều khả năng phải đến đầu năm 2018 quyết định chính thức về dự án mới được công bố.

Theo thoả thuận đến hết tháng 10/2017, nếu QCG không giải tỏa xong và giao được đất sạch ở dự án Khu dân cư Phước Kiển thì Công ty này sẽ phải đền bù 100 triệu USD hoặc giao toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny Island.

Tuy nhiên cho đến tận bây giờ là tháng 2/2018 thông tin về việc chuyển nhượng dự án Phước Kiển vẫn im lìm, phía doanh nghiệp không công bố bất kể thông tin gì từ đó đến nay.

Lãi 2017 tăng trưởng nhờ thanh lý công ty con

Đáng chú ý tại ngày 31/12/2017, QCG có 279 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở dự án nông trường cao su.

Hết năm 2017, tổng nợ phải trả của QCG là 7.412 tỷ đồng, gấp 1,8 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn và dài hạn là 486 tỷ đồng, giảm mạnh 74% so với đầu năm 2017.

Quý IV đạt 131 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 82% so với cùng kỳ. Công ty lý giải nguyên nhân doanh thu giảm là do trong kỳ dự án còn đang xây dựng chưa đến giai đoạn bàn giao. Lợi nhuận sau thuế quý IV giảm 22% còn 30 tỷ đồng.

[caption id="attachment_82930" align="aligncenter" width="700"] Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của QCG[/caption]

Luỹ kế cả năm 2017, QCG đạt 816 tỷ đồng doanh thu, giảm 49% song lãi sau thuế 424 tỷ đồng, gấp 9,4 lần cùng kỳ. Theo kế hoạch đề ra, QCG chỉ hoàn thành 33% kế hoạch doanh thu và 73% kế hoạch lợi nhuận năm và 5 năm nay QCG chưa có năm nào hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Đóng góp lớn vào sự tăng đột biến của lợi nhuận năm 2017 đến từ doanh thu tài chính (lãi chuyển nhượng công ty con) 442 tỷ đồng. Tín hiệu đáng mừng với QCG là chi phí tài chính năm 2017 đã giảm mạnh 79% xuống còn 22 tỷ đồng do cắt giảm các khoản vay ngân hàng.

[caption id="attachment_82928" align="aligncenter" width="695"] Tổng hợp[/caption]

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video