Proconco tố “ông lớn” Hàn Quốc CJ không thể là nhà đầu tư chiến lược của Vissan

Đây là nội dung của CTCP Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco) trong văn bản gửi tới UBND TP.HCM và Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan).

[caption id="attachment_14580" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Theo phía Proconco, phía CJ Cheiljedang không thỏa mãn tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại Vissan bởi những yếu tố sau:

Theo tiêu chí của Vissan, nhà đầu tư chiến lược phải có năng lực về tài chính, bao gồm tại niên độ tài chính năm 2015, vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đối với doanh nghiệp trong nước hoặc tương đương 1.000 tỷ theo tỷ giá quy đổi tại ngày đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược đối với doanh nghệp nước ngoài. Ngoài ra không lỗ trong 3 năm gần đây và không có lỗ lũy kế đến thời điểm 30/9/2015. Tổng số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/9/2015 không vượt quá 1,5 lần.

Tuy nhiên Proconco cho biết, theo thông tin trên website của chính CJ thì doanh nghiệp này đang có chỉ số Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/9/2015 là 1,61 lần, vượt quá tiêu chí.

proconco-to-ong-lon-han-quoc-c-khong-the-la-nha-dau-tu-chien-luoc-cua-vissan

Ngoài ra, theo Proconco, căn cứ thông tin tài chính quý III/2015 của CJ Cheiljedang Corporation được đăng tải trên Bloomberg thì công ty mẹ CJ hiện đang có các khoản bảo lãnh cho các công ty con, công ty liên kết cà các bên liên quan của mình với tổng trị giá 3.437 tỷ won, tương đương 2,7 tỷ USD. Tổng giá trị các bảo lãnh này tương đương 113% vốn chủ sở hữu của công ty mẹ tại cũng thời điểm, ảnh hưởng trọng yếu đến việc đánh giá tình hình tài chính của công ty.

Một lần nữa trong văn bản này, Proconco khẳng định "việc đánh giá năng lực tài chính của một công ty nói chung và nói riêng là CJ Cheiljedang Corporation chỉ có thể được thực hiện một cách chính xác, toàn diện và đầy đủ dựa trên cơ sở của báo cáo tài chính hợp nhất của CJ Cheiljedang Corporation".

Proconco đề nghị Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Vissan xem xét làm rõ để có câu trả lời thỏa đáng cho các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý được biết.

Ngày 24/3 tới đây, Vissan sẽ tổ chức đấu giá chọn nhà đầu tư chiến lược và dự báo sẽ diễn ra rất gay cấn khi theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, hiện có rất nhiều đối tác muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vissan như Proconco, Anco, tập đoàn CJ của Hàn Quốc.

Trong đó, Proconco và Anco đều thuộc CTCP Tập đoàn Masan (MSN). Còn tập đoàn CJ được biết đến tại Việt Nam ở một số thương vụ như mua Megastar (sau đó đổi tên thành CGV), mua cao ốc Gemadept Tower của GMD…

Mới đây trong đợt IPO của Vissan, CJ cũng chi ra hơn 300 tỷ đồng để mua 3 triệu cổ phiếu, tương đương 4,18% cổ phần công ty này với giá 102.000 đồng - mức giá cao nhất trong đợt đấu giá công khai.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video