PNJ: Lợi nhuận cả năm đạt 608 tỷ đồng vượt kế hoạch 32%, lãnh đạo được thưởng bao nhiêu?

Lợi nhuận trước thuế cả năm của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) ước đạt 608 tỷ đồng, theo báo cáo mới nhất của chính công ty.

Theo tin từ CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ), tổng doanh thu năm 2016 đạt 8.720 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng doanh thu trang sức bán lẻ tăng 29% so với năm 2015.

Lợi nhuận gộp cả năm đạt khoảng 1.373 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 608 tỷ đồng, tăng 204% so với năm trước đó. [caption id="attachment_47043" align="aligncenter" width="660"]xn pnj Ảnh minh họa[/caption]

Trong năm 2016, PNJ đã mở rộng mạng lưới, khai trương thêm 31 cửa hàng và nâng tổng hệ thống cửa hàng lên con số 220 tại 40 tỉnh, thành trên toàn quốc, đồng thời dẫn đầu ngành kim hoàn Việt Nam về hệ thống phân phối trang sức.

Năm 2016, PNJ đặt kế hoạch doanh thu gần 8.782 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 460 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2016, PNJ có kế hoạch trích thưởng cho hội đồng quản trị và ban điều hành 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch, nhưng không tính đến các khoản lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng bất động sản, đầu tư tài chính….

9 tháng đầu năm , PNJ ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất 445,6 tỷ đồng, hoạt động tài chính bị âm trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vào thời điểm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết PNJ đã hoàn tất chuyển nhượng khu đất tại Thủ Khoa Huân, lãi được 40 tỷ đồng.

Giả sử rằng, 40 tỷ đồng nói trên đã được ghi nhận trong kết quả kinh doanh năm 2016, quý IV/2016 PNJ không ghi nhận thêm bất kỳ khoản lãi nào từ đầu tư tài chính và chuyển nhượng bất động sản, phần lợi nhuận trước thuế được tính thưởng khoảng 568 tỷ đồng, tương đương vượt 108 tỷ đồng so với kế hoạch.

Ước tính hội đồng quản trị và ban điều hành của PNJ sẽ được trích thưởng vượt kế hoạch khoảng 17 tỷ đồng.

Theo Hồng Quân/Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video