Phát hiện nhiều vi phạm, sai sót trong lĩnh vực ngân hàng

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau thanh tra đã phát hiện nhiều bất cập về chính sách, pháp luật và phát hiện các vi phạm, kiến nghị chấn chỉnh và xử lý nghiêm.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hóa) nêu, thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

“ Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đã được xử lý nghiêm, qua đó làm giảm đáng kể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này” , ông nói.

Tuy nhiên, theo đại biểu, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng vẫn diễn biến phức tạp và tinh vi.

Ông đề nghị đề nghị Tổng thanh tra cho biết trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra ngân hàng. Thanh tra Chính phủ có giải pháp, căn cơ nào để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này?

Phát hiện nhiều vi phạm, sai sót trong lĩnh vực ngân hàng - Ảnh 1.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hóa).

Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết, thực hiện chức năng được giao, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ định hướng công tác thanh tra, trong đó có một số công tác trọng tâm, trọng điểm đối với lĩnh vực ngân hàng.

Với ngân hàng thường tập trung thanh tra cấp tín dụng, đầu tư liên quan đến lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu…

Theo quy định, Thanh tra Chính phủ chỉ thanh tra tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50%. Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hoặc ngân hàng có vốn nhà nước dưới 50% không thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, trừ trường hợp đặc biệt chỉ đạo từ Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, Chính phủ hoặc Thủ tướng giao.

Phát hiện nhiều vi phạm, sai sót trong lĩnh vực ngân hàng - Ảnh 2.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. 

Ông Đoàn Hồng Phong cho biết, những năm qua, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại (VietcomBank, VietinBank, BIDV, Agribank) và 2 ngân hàng chính sách xã hội.

Kết quả thanh tra, đã phát hiện, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách bất cập.

“Thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót, vi phạm và kiến nghị cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm” , Tổng Thanh tra nói, với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự thì chuyển cơ quan điều tra.

Ông dẫn chứng như thanh tra tại Agribank năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện, chuyển hồ sơ 14 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan điều tra. Vụ việc này, đã xét xử hàng chục cán bộ ngân hàng, cán bộ các cơ quan liên quan. “Đây là vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng”, Tổng Thanh tra cho hay.

Theo Phạm Duy (VTC News)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video