Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt

SSI cho rằng, việc lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 2 bị thu hẹp đã phản ánh sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp.

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt

Báo cáo thị trường tiền tệ của Chứng khoán SSI cho biết, trong tháng 2/2020 có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng lượng phát hành là 5.574 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản phát hành 4.025 tỷ đồng, chiếm 72% lượng phát hành trong tháng. 

Lượng phát hành tháng 2 thu hẹp, chỉ bằng 41% lượng phát hành trong tháng 1/2020 dù số ngày làm việc nhiều hơn do tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Qua đó phần nào phản ánh sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp. 

CTCP Đầu tư Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam phát hành 1.943 tỷ đồng trái phiếu 5 năm chia làm 40 lô phát hành và là tổ chức phát hành nhiều nhất trong tháng 2/2020. Trước đó, trong tháng 1/2020, doanh nghiệp này cũng đã phát hành 1.441 tỷ đồng trái phiếu 3 năm chia làm 30 lô. Toàn bộ đều có lãi suất cố định là 10,9%/năm và bên mua các cá nhân trong nước.

Lãi suất bình quân các lô phát hành trái phiếu bất động sản trong tháng 2 là 11%/năm, giảm so với mức bình quân 11,73% của tháng 1/2020. Trong đó, lô phát hành có lãi suất cao nhất (12%/năm) là 50 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm của CTCP Đầu tư và Phát Triển Ánh Dương Hòa Bình.

Tổng lượng TPDN phát hành 2 tháng đầu năm 2020 là 19.398 tỷ đồng kỳ hạn bình quân 4,75 năm, lãi suất bình quân là 10,07%/năm. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 11.639 tỷ đồng (chiếm 60%).  

Nhóm doanh nghiệp khác phát hành 6.001 tỷ đồng (chiếm 31%) bao gồm Sovico phát hành 2.000 tỷ đồng, CTCP ô tô Trường Hải phát hành 2.000 tỷ đồng, Vinfast phát hành 950 tỷ đồng… 

Chỉ có 2 NHTM phát hành trái phiếu là ACB (230 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm) và TPB (552 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm) đều là các trái phiếu đủ tiêu chuẩn tính vào vốn cấp 2.

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt - Ảnh 1.

Các nhà đầu tư cá nhân mua 2.572 tỷ đồng TPDN trong tháng 2, lũy kế 2 tháng 2020 mua 4.926 tỷ đồng trong đó mua trái phiếu BĐS là 4.115 tỷ đồng, còn lại là mua trái phiếu TPB, MBS, TCBS. Các ngân hàng VPB, MBB, TPB, TCB mua vào 2.738 tỷ đồng; TCBS mua 675 tỷ đồng trái phiếu Vinfast; còn lại ghi chung chung là nhà đầu tư tổ chức.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video