Petroland lại không muốn hủy niêm yết

Hội đồng quản trị Petroland đã có cú “quay xe” nhanh chóng khi quyết định sẽ không huỷ niêm yết cổ phiếu như nội dung nghị quyết vừa công bố mới đây.

HĐQT Petroland lại đổi ý về câu chuyện huỷ niêm yết. Ảnh: A. Quang

HĐQT Petroland lại đổi ý về câu chuyện huỷ niêm yết. Ảnh: A. Quang

HĐQT Petroland vừa thông qua Nghị quyết về việc thay đổi, bổ sung nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bất thường 2021. Đại hội dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1.2022, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23.12.2021. Trong đó, Petroland sẽ trình cổ đông thông qua chiến lược, mô hình phát triển công ty, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, kế hoạch, chiến lược nâng giá trị vốn hóa lên 10.000 tỉ đồng trong khi giá trị hiện tại chỉ đạt hơn 1.550 tỉ đồng.

Ngoài ra, một nội dung đáng quan tâm đó là HĐQT công ty lại dự kiến hủy bỏ nội dung "Chủ trương hủy niêm yết” theo Nghị quyết ngày 03.12.2021.

Được thành lập vào năm 2007, Petroland niêm yết 100 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán PTL trên sàn HOSE từ cuối năm 2010, với mức giá trong phiên giao dịch đầu tiên là 25.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi lên sàn và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận kỷ lục vào năm 2011, hoạt động kinh doanh của Petroland lao dốc không phanh kể từ năm 2012 với lý do thị trường bất động sản trầm lắng, và tính cạnh tranh cao.

Hoạt động kinh doanh của Petroland những năm gần đây khá nghèo nàn, các dự án tiềm năng hầu như đóng băng, buộc doanh nghiệp tính đến chuyện thoái vốn, bán đất tại nhiều dự án mới. Trong nhiều năm liền, cổ phiếu Petroland liên tục nằm trong diện bị kiểm soát đặc biệt do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là con số âm. Tính cuối quý 3/2021, lỗ luỹ kế PTL là 275 tỉ đồng.

Kết quả kinh doanh tụt dốc cùng lùm xùm liên quan tới lãnh đạo Công ty đó là việc ông Bùi Minh Chính, cựu Chủ tịch HĐQT Petroland bị bắt từ cuối năm 2019 và để lại khoản lỗ lớn. Những điều đó khiến cổ phiếu PTL lao dốc sau đó, có thời điểm xuống dưới 2.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó chủ yếu giao dịch trên dưới 4.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7.2021 đến nay, cổ phiếu này nổi sóng tăng dựng đứng. Mặc dù chuẩn bị hủy niêm yết và đang trong diện kiểm soát vì lỗ luỹ kế nhưng giá cổ phiếu PTL vẫn đang ở vùng đỉnh sau hơn 1 tháng tăng trưởng. Đà tăng của cổ phiếu PTL bắt đầu từ phiên tăng trần ngày 8.11.

Ngay khi những nội dung mới trên được công bố, giá cổ phiếu PTL liền chạm trần tại mức 15.700 đồng/cổ phiếu (phiên 16.12), khối lượng giao dịch hơn 465.300 cổ phiếu. 

Cổ phiếu PTL tăng trần kèm theo đó là làn sóng đua nhau bán tháo cổ phiếu của các cổ đông lớn trước thềm ĐHĐCĐ. Mới nhất là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đã đăng ký bán toàn bộ hơn 36 triệu cổ phiếu PTL trong thời gian từ ngày 3.12 đến 31.12. 

Theo PVX, lý do thoái vốn là do Công ty tái cơ cấu lại khoản mục đầu tư theo chủ trương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. PVX muốn thoái vốn trong bối cảnh giá cổ phiếu PTL tăng mạnh từ đầu tháng 10 và đang ở vùng giá lịch sử.

Theo Lao Động

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video