Pan Farm chào mua 30,5% vốn FMC với giá 23.000 đồng/cp

CTCP Pan Farm đăng ký chào mua công khai 11,9 triệu cp của CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) với giá chào mua 23.000 đồng/cp.

UBCK Nhà nước đã chấp thuận cho phép CTCP PAN Farm chào mua công khai CTCP Thực phẩm Sao Ta.

Từ ngày 21/12 đến 22/01/2018, Pan Farm sẽ đăng ký chào mua 11,9 triệu cổ phần của FMC, dự kiến nâng tỷ lệ sở hữu lên 35,18% vốn, tương đương 13,7 triệu cp.

Giá chào mua dự kiến là 23.000 đồng/cp, ước tính Pan Farm sẽ cần chi khoảng 278 tỷ đồng cho thương vụ trên, nguồn thực hiện trích từ vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác của công ty.

Động thái chào mua công khai cổ phiếu FMC của Pan Farm nhằm nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư lâu dài vào FMC, đồng thời cũng nằm trong chiến lược đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

CTCP Pan Farm có vốn điều lệ gần 1.221 tỷ đồng là công ty con của CTCP Tập đoàn Pan (HOSE: PAN). Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp; đầu tư vào lĩnh vực lương thực, thực phẩm, tiêu dùng.

Cuối tháng 11, sau khi CTCP Hùng Vương (Mã: HVG) thoái vốn khỏi FMC, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI đã mua vào 7,7 triệu cổ phiếu FMC, tương đương 19,97% vốn. Ngoài ra, CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT), công ty con của Tập đoàn PAN cũng mua vào 7,8 triệu cổ phiếu FMC, tỷ lệ 20,1%.

FMC là công ty thuộc top 3 các công ty xuất khẩu tôm lớn nhất và là công ty nuôi trồng chế biến tôm hiệu quả nhất của Việt Nam. Năm tài chính 2016 - 2017, FMC đạt doanh thu thuần 3.248 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng đạt hơn 122 tỷ đồng, tăng 29% và vượt hơn 22% chỉ tiêu đề ra. EPS cả năm đạt 4.033 đồng.

FMC là doanh nghiệp đã có 21 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Trình độ chế biến sản phẩm tôm ở FMC thuộc hàng đầu ở Việt Nam với nhiều loại sản phẩm đa dạng được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn tại nhiều thị trường.

Theo Lê Hải - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video