Ông Vũ Bằng: Thị trường hiện nay là cơ hội để cổ phần hóa và tăng vốn ngân hàng

Nguyên Chủ tịch UBCKNN cho rằng khi thị trường tăng trưởng tốt như hiện nay, giải pháp kinh tế tốt nhất là cần thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn ra quốc tế với giá cao, hút dòng tiền.

Chứng khoán hồi phục mạnh nhưng huy động vốn vẫn khiêm tốn

Thị trường vốn cùng các tổ chức tín dụng (TCTD) là hai nguồn chính cung ứng vốn cho nền kinh tế. Mặc dù hệ thống ngân hàng đến nay vẫn giữ vai trò chính nhưng tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cũng đã tăng lên đáng kể, từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% theo ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) vừa công bố mới đây.

Chia sẻ tại buổi hội thảo ra mắt Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do UBGSTCQG tổ chức sáng 26/12, nguyên Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng thừa nhận đóng góp về huy động vốn vẫn còn khiêm tốn dù thị trường đã hồi phục mạnh trong năm qua.

“Dựa trên tổng số liệu IPO, chào bán riêng lẻ, cổ phần hóa và thoái vốn, thì mức huy động vẫn còn rất khiêm tốn”, ông Vũ Bằng cho hay. Cụ thể, ông cho biết huy động cổ phiếu đã tăng gấp đôi so với 2016 nhưng chỉ ở mức 50.000 tỷ đồng. Thoái vốn cổ phần hóa không tính Sabeco hay các ông lớn khác thì con số, khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng và "vẫn chưa quá lớn".

[caption id="attachment_79142" align="aligncenter" width="700"] Ông Vũ Bằng chia sẻ từ góc nhìn thị trường vốn tại Hội thảo[/caption]

Ông Bằng cho rằng lý do khiến thị trường vốn chưa huy động tốt là lãi suất hệ thống ngân hàng vẫn cao khiến phần lớn tiền dân cư gửi tiết kiệm. Cùng đó, niềm tin dài hạn vào thị trường chưa thực sự tốt bởi dù công bố thông tin đã hơn nhiều trước đây nhưng thị trường vẫn cần hơn nữa sự minh bạch.

Với tình hình thị trường tốt như hiện tại, nguyên Chủ tịch UBCKNN cho rằng cần tính đến việc phát triển bền vững về chất, cải cách, tái cấu trúc lại thị trường.

Bên cạnh việc mở thêm thị trường phái sinh đã thực hiện trong năm vừa rồi, ông cho rằng cần có thêm thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm giúp cấu trúc thị trường cân bằng hơn. Theo ông, thực tế nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp hiện nay rất lớn với dư nợ trái phiếu đã lên tới 9% nếu tính đầy đủ thay vì 6% như báo cáo hiện tại.

Cơ hội để thúc đẩy cổ phần hóa, tăng vốn ngân hàng

Thị trường chứng khoán hồi phục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đã kéo chỉ số VN-Index tăng vượt 950 điểm, giá trị giao dịch ước tính gấp rưỡi năm 2016. Sự hồi phục của thị trường vốn cũng chính là nhân tố hỗ trợ cổ phần hóa, hoạt động thoái vốn nhà nước thời gian qua. Đồng thời, điều này cũng sẽ hỗ trợ cho hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng và huy động vốn trong thời gian tới.

“Năm 2018, đóng góp của thị trường vốn sẽ lớn hơn nhiều với sự phục hồi của khả năng huy động, tiếp cận vốn”, ông Vũ Bằng nói.

Nhận định về thị trường hiện nay, nguyên Chủ tịch UBCKNN cho rằng thị trường thời gian qua đã tăng tốt nhưng bắt đầu có tín hiệu “nóng” khi lượng margin đã tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Cùng đó, việc chưa tính hết được các dòng tiền từ ngân hàng đầu tư vào cổ phiếu hay nguồn tiền cho vay tiêu dùng quay trở lại vào bất động sản, cổ phiếu khiến việc dẫn nguồn của dòng vốn chưa được như ý muốn.

“Để xử lý vấn đề này, trong lúc thị trường tăng trưởng tốt như hiện nay thì giải pháp kinh tế tốt nhất là cần thúc đẩy cổ phần hóa. Đây là cơ hội để bán vốn ra quốc tế với giá cao, hút dòng tiền. Đồng thời, bây giờ cũng chính là cơ hội để các ngân hàng tăng vốn”.

Theo ông Vũ Bằng, thời điểm này hội tụ cả điều kiện cần và đủ để các ngân hàng tăng vốn, tung “hàng” ra để cân bằng cung – cầu. Ông Bằng cũng dự báo năm 2018 sẽ có làn sóng về việc này. Thực tế, nhu cầu nâng vốn điều lệ của các ngân hàng là rất lớn để đáp ứng quy định Basel II sẽ có hiệu lực bắt buộc vào năm 2020.

Theo tính toán của UBGSTCQG theo mô hình dự báo nhu cầu vốn tự có đối với ba ngân hàng có vốn nhà nước là VietinBank, Vietcombank và BIDV, tới cuối năm 2020, vốn tự có của các ngân hàng này dự kiến phải tăng 1,8 – 2 lần so với thời điểm hiện tại. Hệ số CAR hiện tại của các ngân hàng này đã tiệm cận mức 9 và sẽ xuống dưới 8% nếu áp dụng theo công thức tính của Basel II.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video