Ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc ACB

Ông Từ Tiến Phát sẽ giữ chức Tổng giám đốc ACB kể từ ngày 14/1, thay thế ông Đỗ Minh Toàn - người đã đảm nhiệm vị trí này 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Ông Từ Tiến Phát - tân Tổng Giám đốc ACB (Ảnh: ACB)

Ông Từ Tiến Phát - tân Tổng Giám đốc ACB (Ảnh: ACB)

HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã CK: ACB) vừa có quyết định bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát giữ chức vụ Tổng giám đốc ACB với nhiệm kỳ ba năm (2022 - 2025). Ông Phát sẽ đảm nhiệm vai trò mới kể từ ngày 14/1/2022.

Sinh năm 1974, ông Từ Tiến Phát tốt nghiệp cử nhân kinh tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bắt đầu gia nhập ACB từ năm 1996 và được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc vào năm 2015.

Trên cương vị mới, ông Từ Tiến Phát sẽ chịu trách nhiệm thực thi chiến lược đến năm 2025 đã được HĐQT ACB phê duyệt như chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động; thay đổi mô hình kinh doanh với mũi nhọn là ngân hàng số bên cạnh việc giữ vững hiệu quả của ngân hàng truyền thống; nâng cao trải nghiệm khách hàng, năng lực quản trị rủi ro…

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ACB - cho biết, đội ngũ lãnh đạo tài năng luôn là yếu tố quan trọng nhất trên hành trình phát triển của ACB từ khi thành lập. Sự thay đổi thành viên Ban điều hành là một quá trình xây dựng và phát triển nhân sự kế thừa đã được hoạch định trong dài hạn để bảo đảm ACB phát triển bền vững, ổn định./.

Theo Đồng Tiến (VietTimes)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video