Ông Trương Đình Tuyển: "Ở trong trường hợp ấy, tôi cũng tranh thủ!"

Kinh doanh chụp giựt không chỉ là lỗi của doanh nghiệp tư nhân. Theo ông Trương Đình Tuyển, thể chế không ổn định cũng góp phần khiến doanh nghiệp thích nghi kịp và buộc phải chạy theo mục tiêu ngắn hạn.

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân tổ chức sáng nay (26/4) tại Hà Nội, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại nêu lên 3 điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cụ thể:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân trong nước sinh sau đẻ muộn, tiềm lực công nghệ, tài chính, kinh nghiệm đều yếu.

Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân trong nước không biết đặt lợi ích khách hàng vào vị trí trung tâm.

Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân trong nước thường kinh doanh chụp giựt, theo kiểu cơ hội.

Đối với đến điểm yếu thứ ba của doanh nghiệp tư nhân trong nước, ông Trương Đình Tuyển cho rằng phần lỗi không chỉ nằm ở doanh nghiệp. Bởi lẽ, thể chế không ổn định khiến doanh nghiệp không thể đưa ra chiến lược dài hạn, và họ bị buộc phải chụp giựt.

“Làm sao đưa ra chiến lược kinh doanh dài hạn khi không biết trước ngày mai như thế nào? Tôi ở trong trường hợp ấy, tôi cũng tranh thủ” – ông Trương Đình Tuyển nói.

Theo ông Trương Đình Tuyển, việc phân biệt doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước là có thật trong thực tế. Đây chính là một khó khăn đối với các doanh nghiệp tư nhân dù mọi văn bản pháp luật đều nhấn mạnh việc đối xử bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ông Tuyển đã thấy nhiều chuyển biến trong tư duy về kinh tế tư nhân của các lãnh đạo sau nhiều năm là thành viên tổ tư vấn cho Thủ tướng.

“Đảng và Nhà nước đã bước đầu coi doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng. Đầu tiên là doanh nghiệp nhà nước, sau đó ít quá thì coi doanh nghiệp tư nhân là động lực và nay là động lực quan trọng” – ông Trương Đình Tuyển kể lại.

Tháng 5/2017, Hội nghị trung ương 5 khóa XII có thể sẽ ra nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết này nhằm giúp doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết Nghị quyết tới đây sẽ đưa ra được những quyết sách lớn, tập trung giải quyết 4 nhóm vấn đề: định hướng phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân.

Chia sẻ đánh giá cá nhân, ông Nguyễn Văn Bình nhận thấy kinh tế tư nhân có nội lực còn yếu, chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video