Ông Lưu Đức Khánh: Cơ cấu chi phí của Vietjet nằm trong nhóm tốt nhất trên thế giới

Ban lãnh đạo của Vietjet tiết lộ chiều nay sẽ công bố báo cáo tài chính quý 1, vượt 6% kế hoạch đặt ra, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc công ty cho biết kết quả quý 1 đạt mức tăng trưởng cao hơn "đáng kể" so với cùng kỳ năm trước.

Sáng nay CTCP Hàng không Vietjet tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016 tại Nhà hát thành phố HCM. Bà Trần Dương Ngọc Thảo, Trưởng ban kiểm soát thông báo có 497 cổ đông tham dự đại hội, đại diện cho 95,03% cổ phần của Vietjet.

Phát biểu tại đại hội, bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT của Vietjet cho biết những gì Vietjet đã làm được trong 5 năm qua “huyền thoại như một câu chuyện cổ tích”, Vietjet đã vẽ lại bản đồ hàng không của khu vực và thế giới và đã vượt mọi kế hoạch HĐQT đề ra.

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet trình bày về kết quả kinh doanh của Vietjet trong năm qua. Mặc dù giá nguyên liệu tăng trong năm qua, nhưng Vietjet cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức tích cực. Năm 2016 các cấp quản lý đã đưa ra nhiều chính sách nâng cao kết cấu hạ tầng mở rộng nhà ga sân đỗ, nhiều nhà ga được mở rộng, Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. Theo ông Khánh, Vietjet là “cầu nối” giúp góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Việt Nam.

Kết quả kinh doanh 2016, Vietjet nhận thêm 12 tàu bay mới, tăng số lượng tàu bay lên 41 tàu bay Airbus bao gồm 30 tàu A320 và 11 tàu A321, tăng trưởng đội tàu 36,7% so với năm 2015. Vietjet đã vận chuyển 14,05 triệu lượt hành khách trong năm 2016, tăng 50,9% năm 2015. Hệ số sử dụng ghế đạt 88%, con số này theo ông Khánh “nằm trong top các hãng hàng không có hệ số sử dụng ghế cao nhất thế giới”.

Ông Khánh cũng cho biết độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,57% thuộc nhóm cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và xóa tan lo ngại về suy nghĩ “giá bán rẻ là an toàn không cao”. Ông Khánh cho biết “suy nghĩ bán giá rẻ an toàn không cao là hoàn toàn không chính xác”. Các con số cho thấy tỷ lệ an toàn của Vietjet đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn Singapore Airlines và ngang với Japan Airlines.

Năm 2016, Vietjet đạt tổng doanh thu 27.499 tỷ đồng, vượt kế hoạch doanh số 1 tỷ USD hội đồng quản trị ban đầu đặt ra. Ông Khánh cho rằng “cái nhất mà Vietjet đạt được đó là có cơ cấu chi phí tốt nhất thế giới”. Chi phí trên ghế trên 1 cây số của Vietjet nếu so với 5 hãng hàng không của Châu Á chỉ thua Air Asia, còn lại đều thấp hơn các hãng như Thai Asia cho dù đội tàu bay của họ gấp đôi của Vietjet. Trong năm qua nhân lực của Vietjet tăng 9,9% trong khi số chuyến bay tăng 53% và hành khách tăng 47% làm cơ cấu giá thành tốt nhất thế giới.

Theo ông Khánh, với việc kiểm soát chi phí tốt như hiện nay, VJ có thể cạnh tranh với tất cả các hãng trên thế giới. Và ông Khánh cho biết ban điều hành sẽ tiếp tục giữ cơ cấu giá thành này trong suốt quá trình hoạt động.

Một điểm khác biệt của Vietjet so với các doanh nghiệp khác đó là doanh thu thuần hoàn toàn là tiền mặt, không có khoản phải thu, trung bình mỗi ngày Vietjet thu về khoảng 80 tỷ tiền mặt, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.

Về định vị thương hiệu, Vietjet đã có những thành công nhất định với độ nhận biết thương hiệu 99% trên thị trường hàng không trong nước và khu vực. Trong năm qua có 24.000 lượt truyền thông nói về Vietjet, bình quân mỗi ngày có 166 lượt báo chí nói về VJ mỗi ngày, và ông Khánh cho rằng “chúng tôi còn hot hơn các hot girl”.

Vietjet cũng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Tại thời điểm cuối năm 2016, Vietjet có 2435 nhân viên, đạt chỉ số 59.39 nhân viên/tàu bay; chỉ số này ở mức tiên tiến bậc nhất trên thế giới, 785 tiếp viên, 371 phi công, 146 kỹ sư và 1133 nhân viên khác, bộ phận khai thác bay duy trì chuyến bay theo yêu cầu của IOSA liên lạc với phi công bất kỳ giờ nào, đạt tỷ lệ cao về an toàn hiệu quả.

Ban lãnh đạo của Vietjet tiết lộ chiều nay sẽ công bố báo cáo tài chính quý 1, vượt 6% kế hoạch đặt ra, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc công ty cho biết kết quả quý 1 đạt mức tăng trưởng cao hơn "đáng kể" so với cùng kỳ năm trước.

Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu 40%, trả cổ tức tiền mặt 10%

HĐQT trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 40%. Số lượng cổ phiếu phát hành dự kiến 128,955 triệu cổ phiếu, sau khi phát hành thành công vốn điều lệ của Vietjet sẽ tăng từ 3.288 tỷ lệ 4.513 tỷ.

Thời gian thực hiện ủy quyền cho HĐQT quyết định trong năm 2017.

HĐQT cũng trình phương án chi trả cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (một cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày chốt danh sách dự kiến 10/5/2017.

Trình phương án phát hành ESOP tối đa 3%

HĐQT trình ĐHCĐ phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người nội bộ và người lao động giai đoạn 2017-2019 với số lượng không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành. Thời gian phát hành dự kiến phát hành 3 đợt năm 2017,2018, 2019, thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định. Xin nới room lên 49% HĐQT trình ĐHCĐ mở rộng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT nước ngoài lên tối đa 49% và ủy quyền cho HĐQT tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng dể xin phép và thực hiện các thủ tục cần thiết có liên quan.

Năm 2017 kế hoạch tăng trưởng 53% doanh thu, 36% lợi nhuận, cổ tức 50%

Năm 2017, Vietjet Air đặt kế hoạch doanh thu 42.018 tỷ đồng, LNST 3.395 tỷ đồng, tăng lần lượt 53% và 36% so với kết quả thực hiện năm trước. Dự kiến đến cuối năm, Vietjet sẽ khai thác 51 tàu bay với tổng sổ 98.124 chuyến bay với lượng hành khách vận chuyển dự kiến 17 triệu lượt khách. Hệ số sử dụng ghế bình quân 88%.

Vietjet có kế hoạch mở rộng thị trường cả chiều rộng và chiều sâu của mạng bay, nâng tổng số đường bay lên 78 đường, bao gồm 41 đường bay nội địa và 37 đường bay quốc tế. Vietjet cũng sẽ mở rộng đường bay quốc tế, mở rộng đường bay tới các nước khu vực Bắc Á và Đông Bắc Á, tham gia hợp tác liên danh hay hợp tác interline với các hãng hàng không có đường bay đi Châu Âu, Châu Mỹ.

Trong năm 2017, Vietjet tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm tăng cường giám sát và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cũng như chất lượng khai thác.

Đại hội đã thông qua tất cả các nội dung và HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 bao gồm bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Nguyễn Thanh Hà, ông Nguyễn Thanh Hùng, ông Chu Việt Cường, ông Lưu Đức Khánh, ông Đinh Việt Phương. Bà Nguyễn Thanh Hà tiếp tục được bầu làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Nguyễn Thanh Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT.

HĐQT cũng xác định 13 mục tiêu lớn trong năm 2017.

Tăng tần suất đường bay nội địa và quốc tế, phát triển vững chắc các đường bay quốc tế. Đảm bảo đường bay có lãi, chú trọng tăng doanh thu ngoài giá, nâng giá về bình quân các đường bay.

Duy trì chính sách thương hiệu mạnh, tăng cường tại các thị trường quốc tế trên cơ sở vượt trội về chất lượng dịch vụ, đặc biệt về khối dịch vụ mặt đất, dịch vụ Skyboss và dịch vụ trên không.

Tiếp tục đầu tư, chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình hoạt động. 100% các hoạt động khai thác dựa trên các quy trình tiên tiến và tự động hóa.

Tiết kiệm 5% chi phí so với năm 2016, kiểm soát tỷ lệ hao hụt tra nạp xăng dầu.

Đảm bảo an toàn khai thác, đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu khai thác, đặc biệt chỉ tiêu về năng suất, đúng giờ, an toàn và chất lượng dịch vụ.

Vận hành tốt hệ thống quản trị rủi ro công ty và các đơn vị liên quan.

Duy trì môi trường doanh nghiệp vui tươi, trẻ trung, ý thức văn hóa an toàn và tiết kiệm chi phí với nhân viên.

Tiếp nhận và khai thác hiệu quả đội bay A321NEO, hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng khai thác B737MAX giúp tiết kiệm 15% nhiên liệu.

Xây dựng, triển khai toàn diện và đồng bộ chương trình công nghệ số trên toàn công ty và công ty thành viên.

Nâng cao năng lực quản lý điều hành, hoàn thiện hệ thống quản lý, năng lực quản lý.

Tiếp tục triển khai 3 dự án chiến lược về nguồn nhân lực và đào tạo, về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho đào tạo, mặt đất, kỹ thuật; về hệ thống quản lý tập trung và tự động hóa.

Triển khai các hoạt động tài chính tàu bay để thực hiện hợp đồng máy bay và nhu cầu khác của công ty.

Theo Hoàng Trung - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video