Nước hoa Miss Sài Gòn vừa được "đại gia" đầu tư thêm hơn 21 tỷ đồng

Sau nhiều năm lặng lẽ, lần rót vốn này được kỳ vọng sẽ là bước đệm mới cho Miss Sài Gòn trở lại. Được biết, những năm gần đây Công ty có xu hướng dịch chuyển về thị trường trong nước sau một thời gian định hướng xuất khẩu là kim chỉ nam.

Ngày 10/6/2018, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) – đơn vị sở hữu thương hiệu nước hoa Miss Sài Gòn - đã chính thức được hai nhà đầu tư chiến lược mua hơn 1 triệu cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ, bao gồm Chứng khoán Tp.HCM (HSC) và ông Ngô Hùng Dũng.

Trong đó, HSC đăng ký mua hơn 842.000 cổ phần hạn chế chuyển nhượng trong một năm, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,87% vốn sau khi phát hành. Còn cá nhân ông Ngô Hùng Dũng đăng ký mua hơn 194.000 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,05%.

Được biết, giá phát hành trong đợt này là 21.000 đồng/cổ phần, do đó Miss Sài Gòn dự kiến thu về hơn 21 tỷ đồng. Theo kế hoạch, số tiền được dùng đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng và phát triển hệ thống gồm 10 cửa hàng thiết kế theo chuẩn mới tại Tp.HCM và Hà Nội.

Về biến động sở hữu, gần đây nhất, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – Satra đã thoái toàn bộ 7,3% vốn khỏi Công ty vào cuối năm 2017. Các cổ đông lớn còn lại gồm HĐQT, Ban kiểm soát, cán bộ công nhân viên và nhà đầu tư ngoại.

Miss Sài Gòn được xem là một thương hiệu Việt vang bóng một thời, tiền thân là hãng nước hoa Imortel trước năm 1975. Qua năm 1975, Imortel được chuyển thành Phân xưởng Mỹ phẩm 2, sau đó là Xí nghiệp Mỹ phẩm II và trở thành Xí nghiệp Mỹ phẩm Sài Gòn vào năm 1990. Cùng với những tên tuổi khác như Xà bông Cô Ba, Thorakao… Miss Sài Gòn bị mai một theo thời gian trước bối cảnh hàng ngoại ồ ạt xâm nhập. Hiện, thị phần nước hoa Việt Nam chiếm 90% là sản phẩm nước ngoài, với những thương hiệu đắt tiền nổi tiếng như Dior, Chanel, Burberry…

[caption id="attachment_106834" align="aligncenter" width="640"] Hình ảnh thương hiệu từ website của Miss Sài Gòn.[/caption]

Như vậy, sau nhiều năm lặng lẽ, lần rót vốn này được kỳ vọng sẽ là bước đệm mới cho Miss Sài Gòn trở lại. Được biết, những năm gần đây Công ty có xu hướng dịch chuyển về thị trường trong nước sau một thời gian định hướng xuất khẩu là kim chỉ nam. Kết thúc năm 2017, doanh thu Miss Sài Gòn đạt 333 tỷ đồng, tăng 19%. Tương ứng, Công ty đạt lãi ròng 38 tỷ đồng, tăng mạnh và là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi công ty cổ phần hoá (tính riêng mảng kinh doanh cốt lõi).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video