NÓNG: Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ 15-2

Từ ngày 15-2, Việt Nam sẽ không hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ đến tất cả các thị trường, trở lại bình thường như trước dịch Covid-19.

NÓNG: Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ 15-2

Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 13-2, ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Cục Hàng không đã thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15-2 Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế , trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

"Việc dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác thực hiện với toàn bộ các thị trường đã khai thác trước khi có dịch Covid-19 chứ không chỉ với các thị trường đã khai thác thí điểm thời gian qua. Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trước ngày 30-3 phải mở lại du lịch quốc tế, mà muốn mở lại du lịch quốc tế thì hàng không phải đi trước một bước. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chỉ đạo Cục triển khai mở lại tất cả các thị trường trước đây đã khai thác, bình thường như trước khi có dịch. Như vậy, toàn bộ các thị trường sẽ mở lại, không còn hạn chế về tần suất bay và điểm bay".

"Chiều 11-2, Cục Hàng không đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phát hành thông báo hàng không chính thức đến tất cả các nhà chức trách hàng không liên quan về việc từ 15-2, Việt Nam sẽ mở lại các đường bay quốc tế thường lệ bình thường như trước dịch. Tất nhiên, bay được như thế nào còn phụ thuộc vào phản hồi của nhà chức trách hàng không các nước, các vùng lãnh thổ. Ví dụ, Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đồng ý với phương án bay lại thường lệ" - ông Sơn cho biết.

Cũng theo Phó cục trưởng Cục Hàng không, hiện Cục đang chờ phản hồi từ các nhà chức trách hàng không. Tuy nhiên, theo như liên hệ từ trước đó với 9 thị trường thí điểm, thị trường châu Âu, châu Úc thì trừ nhà chức trách hàng không Trung Quốc, còn lại Cục đều nhận được sự đồng thuận. Ngoài ra, do diễn biến của biến chủng Omicron nên hiện các nước Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Như vậy, từ ngày 15-2, sẽ không hạn chế tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ vào Việt Nam. Quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế. Tần suất khai thác trên thực tế phụ thuộc quy định của nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu thị trường. 

Trước đó, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng kế hoạch nối lại bay quốc tế, đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ từ năm 2022. Chính phủ đã đồng ý Kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao. Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1-1-2022, tần suất khai thác vẫn hạn chế theo yêu cầu phòng chống dịch.

Ngày 25-12, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét kỹ và chủ động quyết định việc nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ tới các địa bàn có hệ số an toàn cao.

Sau đó, ngày 11-2, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không tổ chức trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch Covid-19, ngoài các thị trường đã được triển khai trong tháng 1.

Từ 1-1-2022, Việt Nam đã khai thác các chuyến bay thường lệ chở khách từ các thị trường gồm Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Úc, Nga, Anh, Pháp, Đức. Tuy nhiên, do yêu cầu của nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu khách, tần suất các đường bay này còn thấp hơn khi chưa xảy ra dịch Covid-19.

Theo Dương Ngọc (Người lao động)

Thị trường văn phòng chuyển mình theo hướng bền vững và trải nghiệm

Thị trường văn phòng đang chứng kiến cuộc "cách mạng xanh" và sự lên ngôi của thế hệ Gen Z, định hình lại không gian làm việc. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ tìm kiếm diện tích, địa điểm mà là một văn phòng bền vững, nơi sức khỏe, sự linh hoạt và gắn kết cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Người mua bất động sản Hà Nội có tâm lý thận trọng hơn

87% hộ gia đình Hà Nội có thu nhập từ 25 triệu đồng/tháng trở lên đang có nhu cầu rõ ràng về bất động sản. Tuy nhiên, thay vì vội vàng "xuống tiền", người mua giờ đây thận trọng, dành thời gian quan sát và chuẩn bị tài chính dài hạn.

Bất động sản bán lẻ chuyển mình ngoạn mục

Thị trường bất động sản bán lẻ toàn cầu đang chứng kiến sự trở lại ngoạn mục, đặc biệt rõ nét tại Việt Nam với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đầu tàu. Thay vì chỉ là nơi mua sắm đơn thuần, các cửa hàng đang chuyển mình thành không gian đa trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tương tác và khám phá của người tiêu dùng hiện đại.

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc. aa Zalo

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt khoảng trên 44,3%

6 tháng đầu năm 2025 đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc đô thị hóa và phát triển hạ tầng giao thông, với tỷ lệ đô thị hóa ổn định trên 44,3% và mạng lưới giao thông ngày càng được mở rộng, đặc biệt là 2268 km đường cao tốc hiện có.

Video