Nhiều người bị lừa mất tiền qua Zalo, các ngân hàng liên tục cảnh báo

Các chiêu thức lừa đảo không quá mới mẻ nhưng đánh vào lòng tin, sự khó khăn do dịch bệnh và thường xuyên biến hóa nên người dùng vẫn mắc bẫy của kẻ gian.

Như chúng tôi đã phản ánh, thời gian vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp kẻ gian thực hiện chiêu thức lừa đảo tinh vi thông qua các ứng dụng công nghệ, mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng. Các chiêu thức lừa đảo này không quá mới mẻ nhưng đánh vào lòng tin, sự khó khăn do dịch bệnh và thường xuyên biến hóa nên người dùng vẫn mắc bẫy của kẻ gian.

Gần nhất là trường hợp một khách hàng tại Hà Đông, Hà Nội bị kẻ gian đánh cắp thông tin danh bạ số điện thoại, sau đó lập nick Zalo giả mạo với hình ảnh đại diện là hình ảnh thật của khách hàng (do đối tượng lấy trên Facebook), sau đó lập một tài khoản ngân hàng với tên chủ tài khoản trùng với tên của người bị hại. Bằng cách này, kẻ gian đã liên hệ với bạn bè, người thân trong danh bạ của người bị hại để vay mượn tiền với số tiền tới hàng trăm triệu đồng. Chỉ khi người thân chuyển khoản vài lần, thấy nghi ngờ mới gọi điện cho người bị hại để xác minh thì vỡ lẽ là bị lừa đảo.

Trước tình trạng này, các ngân hàng đã lên tiếng cảnh báo khách hàng của mình cẩn trọng để tránh bị lừa mất tiền oan và chỉ ra các chiêu thức mà kẻ lừa đảo thường dùng đó là:

1. Kẻ gian lập tài khoản Zalo với tên và hình ảnh của người dùng (tạm gọi là A), đồng thời mở tài khoản trùng tên với A tại ngân hàng.

2. Kẻ gian kết bạn và nhắn tin cho bạn bè/người thân trong danh sách bạn bè (friendlist) của A, trình bày khó khăn, hỏi vay tiền sau đó cung cấp số tài khoản giả mạo trùng tên với A để nhận tiền.

3. Do tin tưởng vào thông tin, hình ảnh zalo và tài khoản giả mạo A, bạn bè/người thân của A đã tin tưởng và chuyển khoản. 

4. Khi bị phát hiện, kẻ gian lập tức chặn, xóa hoặc đổi tên tài khoản.

Nhiều người bị lừa mất tiền qua Zalo, các ngân hàng liên tục cảnh báo - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: VPBank

Để đảm bảo tài sản an toàn, ngân hàng cũng khuyến cáo khách hàng phải cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền/thanh toán qua các ứng dụng, mạng xã hội và cần xác thực thông tin bạn bè/người thân (qua điện thoại hoặc trực tiếp) trước khi thực hiện chuyển tiền/thanh toán.

Ngân hàng đề nghị khách hàng TUYỆT ĐỐI KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cán bộ Tòa án, Bộ Y tế,...; đồng thời KHÔNG chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.

Khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch, khách hàng cần LIÊN HỆ NGAY với cơ quan công an gần nhất và báo cho ngân hàng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video