Nhiều ngân hàng đánh giá rủi ro gia tăng, lo ngại lợi nhuận đi lùi

Cùng xu hướng đánh giá tình hình kinh doanh không thuận lợi, số TCTD quan ngại lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm năm 2020 tăng lên dẫn đến kỳ vọng bình quân về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống tiếp tục điều chỉnh giảm so với các kỳ điều tra cuối tháng 6.

Nhiều ngân hàng đánh giá rủi ro gia tăng, lo ngại lợi nhuận đi lùi

Theo kết quả cuộc điều tra kết quả kinh doanh do Vụ dự báo Thống kê NHNN thực hiện mới đây, tình hình kinh doanh trong quý III/2020 chưa cải thiện được như kỳ vọng của các TCTD tại cuộc điều tra tháng 6/2020, tỷ lệ TCTD nhận định tình hình kinh doanh "suy giảm" cao gấp đôi so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. 

Quý IV/2020 được nhiều TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh "cải thiện" (67,6% TCTD) hơn các quý trước. Tuy nhiên, dự kiến cả năm 2020, số TCTD đánh giá tình hình kinh doanh năm 2020 "suy giảm nhẹ" so với năm 2019 tiếp tục tăng so với kỳ điều tra trước, có 48,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể "cải thiện" hơn so với năm 2019.

Cùng xu hướng đánh giá tình hình kinh doanh không thuận lợi, số TCTD quan ngại lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm năm 2020 tăng lên dẫn đến kỳ vọng bình quân về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống tiếp tục điều chỉnh giảm so với các kỳ điều tra trước.

Trong quý III/2020, TCTD tiếp tục đánh giá rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng (KH) ”tăng” và dự kiến tiếp tục tăng trong quý IV/2020 (23,1% TCTD) và cả năm 2020 (53,3% TCTD lo ngại) so với năm 2019 nhưng mức độ tăng chậm lại. 

Hai nhóm KH được TCTD đánh giá có mức độ rủi ro "tăng" cao hơn là nhóm KH doanh nghiệp nhỏ và vừa và KH là Công ty cổ phần, TNHH và doanh nghiệp tư nhân (50-52,9% TCTD đánh giá).

Tuy nhiên, trong quý III/2020, 58% TCTD đã đánh giá tổng thể các nhân tố nội tại của đơn vị đã góp phần giúp "cải thiện" tình hình kinh doanh của đơn vị và dự kiến trong năm 2020, 62,6% TCTD dự kiến các nhân tố chủ quan tiếp tục giúp "cải thiện" tình hình kinh doanh của đơn vị, trong đó các nhân tố dự kiến có ảnh hưởng quan trọng nhất là "Chính sách và năng lực quản trị rủi ro của đơn vị" và "Khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm của đơn vị". 

Tuy nhiên vẫn có 9,3% TCTD dự kiến tổng thể các nhân tố nội tại làm "suy giảm" tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2020, chủ yếu là do nhân tố "năng lực tài chính của đơn vị" và "Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị".

Các chính sách điều hành (tín dụng, lãi suất, tỷ giá) thời gian qua của NHNN được các TCTD đánh giá là nhân tố tác động cải thiện tình hình kinh doanh của TCTD (50% TCTD lựa chọn). Đồng thời, TCTD cũng đánh giá "Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị" có chuyển biến tích cực hơn trong quý III/2020 và kỳ vọng trong cả năm 2020.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video