Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch lãi 'khủng' trong năm 2019

Một số doanh nghiệp như PHR, DPG, BCM... lên kế hoạch lãi lớn trong năm 2019.

Tình hình kinh doanh năm 2019 được dự báo có nhiều biến động khó lường. Mùa ĐHĐCĐ năm nay, một số doanh nghiệp bất ngờ đưa ra kế hoạch kinh doanh đi lùi và thậm chí còn giảm sâu so với năm trước như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE), Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu Khí (HNX: PVC) hay CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (HNX: DGC).

Ngược lại, nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu hay lợi nhuận đột biến so với kết quả năm 2018.

CTCP Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS) đặt kế hoạch cho niên độ tài chính 2018-2019 (từ ngày 1/7/2018 tới 30/6/2019), doanh thu 1.600 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận trước thuế 95 tỷ đồng, tăng đến 177%. Việc LSS đặt mục tiêu lợi nhuận tăng đột biến cho niên độ 2018-2019 trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Hơn nữa, KQKD hợp nhất bán niên soát sét niên độ 2018/2019, công ty lỗ đến 12,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 12,8 tỷ đồng.

CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) cũng đặt kế hoạch doanh thu 2.192,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.246 tỷ đồng trong năm 2019. Trong khi doanh thu tăng 32% thì lợi nhuận lại gấp đôi kết quả thực hiện năm trước.

Trong khi đó, công ty dự báo giá bán cao su thiên nhiên năm 2019 vẫn ở mức thấp, giảm 20% so với năm trước. Vườn cây già phải tiếp tục thanh lý, thời tiết thất thường... là những nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng khai thác cũng như doanh thu, lợi nhuận công ty.

Với các công ty con, Phước Hòa dự kiến đưa thêm 1.195 ha vào khai thác tại công ty Phước Hòa - KamphongThom với doanh thu 7,7 triệu USD trong năm. Công ty cao su Trường Phát sẽ tìm kiếm gỗ để sản xuất, mang lại lợi nhuận sau thuế dự kiến 4,5 tỷ đồng. Đối với khu công nghiệp Tân Bình, công ty có kế hoạch cho thuê lại đất thương phẩm từ 10 ha trở lên, kế hoạch lãi sau thuế 69,35 tỷ đồng.

Trong khi đó, mức tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch đột biến nhất phải kể đến Công ty Cổ phần Đạt Phương (HoSE: DPG). Năm 2019, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 179% lên 2.812 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 513 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần kết quả năm 2018. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 438 tỷ đồng.

Công ty cho biết, Đạt Phương Hội An dự kiến đóng góp lợi nhuận lớn nhất với con số 312 tỷ lợi nhuận sau thuế do bắt đầu bàn giao 141 biệt thự và shophouse cho khách hàng và ghi nhận doanh thu bất động sản Khu đô thị Võng Nhi vào quý IV/2019. Tiếp đến là Thủy điện Sông Bung 6 đóng góp 24 tỷ lợi nhuận và CTCP 30-4 Quảng Ngãi đóng góp 10,6 tỷ đồng.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (UPCoM: BCM), đặt kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu ước đạt 5.739 tỷ đồng và đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến đạt đến 1.781 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với lợi nhuận dự kiến đạt được năm 2018.

Như vậy, có thể thấy được trong khi nhiều doanh nghiệp dự báo sẽ gặp khó khăn trong năm 2019 thì một số doanh nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng và thậm chí lên kế hoạch kinh doanh đột biến so với các năm trước.

Theo Bình An (Người đồng hành)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video