Nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất KBC xây dựng Nhà máy điện năng lượng mặt trời

Trong định hướng phát triển, KBC đang thu hút dòng vốn FDI vào các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.

Ngày 17/11/2017, tại văn phòng Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời giữa KBC và đối tác Thượng Hải – Trung Quốc.

Theo đó, đối tác ký kết với KBC lần này sẽ thuê hàng trăm ha đất để phát triển dự án điện năng lượng mặt trời.Đây là dự án của xu thế sử dụng công nghệ cao để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời sẵn có, đặc biệt là cường độ bức xạ năng lượng mặt trời tại các khu vực Việt Nam để đầu tư phát triển.

KBC cho biết tính đến cuối năm 2016, toàn tập đoàn sở hữu quỹ đất khu công nghiệp (KCN) ước đạt 5.174 ha, chiếm gần 6% quỹ đất khu công nghiệp cả nước, tăng 15% so với năm 2015 và quỹ đất để phát triển khu đô thị (KĐT) là 1.063 ha. Trong năm 2017, KBC sẽ tập trung đầu tư vào các dự án như KCN Tràng Duệ giai đoạn 2, giai đoạn 3; KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KĐT Phúc Ninh.

Trong báo cáo thường niên 2016, ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT cho biết sau khi Mỹ rút khỏi TPP vẫn có rất nhiều nhà đầu tư tới làm việc và ký hợp đồng với Công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ rút khỏi TPP và cũng thực thi chính sách tăng thuế áp lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc cao hơn nữa. Nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào Trung Quốc đã chuyển hướng sang Việt Nam.

Theo Tường Như - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video