Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về

Ở một khía cạnh khác, các nhà cung cấp và nhân viên của Món Huế vẫn đang "dài cổ" chờ được Món Huế trả tiền.

Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về

Một nhà đầu tư cá nhân trong nước vào công ty Huy Việt Nam, cha đẻ của Món Huế đã xuất hiện trước báo giới để đính chính thông tin về mình. Trả lời Tuổi Trẻ, bà K.H. cho rằng mình không phải là giám đốc điều hành của Huy Việt Nam mà chỉ là một nhà đầu tư đã rót vốn vào đây. Bà này phủ nhận hoàn toàn việc liên quan đến hệ thống điều hành cũng như thủ tục pháp lý của công ty và cho biết chưa được gặp nhà cung cấp nào cũng như chưa nghe phản ánh trực tiếp từ phía nhà cung cấp.

Bà K.H. cho rằng Huy Việt Nam chưa tuyên bố phá sản và Huy Nhật bỏ trốn thật sự nên vẫn còn hy vọng và niềm tin, "ông ấy cần thời gian để suy nghĩ". Bà K.H. cho rằng việc nợ lương nhân viên và nợ tiền nhà cung cấp cần thời gian để xử lý. Bà này cũng xác minh con số lỗ lũy kế của Huy Việt Nam hơn 100 tỷ đồng, mỗi năm lỗ hơn 50 tỷ đồng và nợ phải trả đến cuối năm 2018 khoảng 800 tỷ.

Bà K.H thừa nhận hiện vẫn chưa liên lạc được với ban quản trị của Huy Việt Nam và kêu gọi ông Huy Nhật hãy quay trở về và trả lời tất cả.

Theo bà K.H., sự sụp đổ của chuỗi Món Huế là do sự chậm thay đổi trong khi thị trường F&B Việt Nam đang bị bão hòa, có rất nhiều sự lựa chọn khác cho khách hàng trong khi chất lượng món và dịch vụ của chuỗi Món Huế đều đi xuống.

Ở một khía cạnh khác, các nhà cung cấp và chủ nợ của Món Huế vẫn đang "dài cổ" chờ được Món Huế trả tiền. Số tiền nợ hiện thống kê ở mức trên 16 tỷ đồng từ vài chục triệu đồng tiền bán lá chuối, nước cốt dừa, đến tiền tỷ rau củ quả, thịt bò, khăn lạnh…

Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về - Ảnh 1.

Một công ty bán rau củ quả tại Thủ Đức cho biết công nợ với Món Huế lên đến 3 tỷ

Ở thời điểm hiện tại các nhà cung cấp hiện vẫn chưa liên lạc trực tiếp được với ban quản trị và lãnh đạo của Món Huế cũng như Huy Việt Nam. Lần gần nhất các nhà cung cấp gặp được đại diện của Món Huế là bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế vào ngày 3/10/2019. Tại cuộc gặp này, giám đốc Hạnh đã đưa ra lời hứa với các nhà cung cấp sẽ thanh toán tiền trong khoảng thời gian 25/19-28/10, hiện thời hạn này đã đến gần kề và các nhà cung cấp đang ngồi trên đống lửa để chờ câu trả lời từ phía Món Huế.

Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về - Ảnh 2.

Các nhà cung cấp của Món Huế đang ngồi trên đống lửa chờ tiền về, họ không thể liên lạc được với bất cứ ai trong ban quản trị của Món Huế

Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về - Ảnh 3.

Một nhà cung cấp cho biết họ nhận được thông tin được Món Huế chi trả qua ủy nhiệm chi nhưng hiện số tiền này chưa về và giấy ủy nhiệm chi không có dấu của ngân hàng nên thông tin này chưa được kiểm chứng.

Nhà đầu tư cá nhân vào Món Huế sẵn sàng mua lại công ty, kêu gọi Huy Nhật quay trở về - Ảnh 4.

Một nhà cung cấp cho biết họ nhận được 80 triệu từ Món Huế nhưng tờ ủy nhiệm chi này không có dấu ngân hàng

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video