Nguyên CEO ACB Đỗ Minh Toàn làm chủ tịch Công ty chứng khoán

Ông Đỗ Minh Toàn gia nhập ACB từ năm 1995 và từng giữ nhiều vị trí chủ chốt, quan trọng trong tập đoàn. Sau hơn 9 năm điều hành, ông Toàn đã chính thức rời ghế Tổng giám đốc ACB từ đầu năm nay.

Nguyên CEO ACB Đỗ Minh Toàn làm chủ tịch Công ty chứng khoán

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa chính thức bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).

Ông Đỗ Minh Toàn gia nhập  ACB từ năm 1995 và đã giữ nhiều vị trí chủ chốt, quan trọng trong tập đoàn. Tháng 08/2012, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu. Sau hơn 9 năm điều hành, ông Toàn đã chính thức rời ghế CEO ACB từ đầu năm nay.

Theo ACB, ông Toàn được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch tại ACBS với nhiều tham vọng là đầu tư và mạnh mẽ thực hiện hàng loạt các cải tiến mới trong thời đại công nghệ số; tập trung phát triển nguồn lực công nghệ thông tin hiện đại nhằm xây dựng hệ thống giao dịch nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng.

Ngoài việc bổ nhiệm ông Toàn vào vị trí Chủ tịch HĐTV, Hội đồng Thành viên của ACBS cũng có một số thay đổi, ông Nguyễn Đức Thái Hân tiếp tục đồng hành cùng ACBS với vị trí Phó Chủ tịch và bổ nhiệm ông Huỳnh Duy Sang (nguyên Quyền Tổng giám đốc) là thành viên mới của HĐTV.

Trong quý I/2022, doanh thu hoạt động của ACBS đạt 452,6 tỷ đồng, tăng trưởng 53,3% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 189,1 tỷ đồng, tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả kinh doanh của ACBS chủ yếu đến từ các hoạt động cốt lõi như môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh. Trong đó, doanh thu môi giới tăng trưởng 35% lên mức 133 tỷ đồng, lãi từ cho vay giao dịch ký quỹ tăng trưởng 74%, đạt 103,8 tỷ đồng và lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng trưởng 63%, đạt 191,3 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video