Nghị định 153 sửa đổi về trái phiếu: Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính và Tư pháp họp bàn ngay

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã trình nhiều lần, tuy nhiên chưa có được sự thống nhất với Bộ Tư pháp.

Báo cáo tại phiên họp  thường kỳ Chính phủ tháng 7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nghị định sửa đổi Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế đã được “đưa lên đưa xuống” nhiều lần nhưng chưa được thông qua.

“Nghị định 153 đã trình nhiều lần, tuy nhiên chưa được quyết. Hiện Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp chưa thống nhất, đề nghị đưa ra Chính phủ quyết luôn. Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất siết lại một số quy định để quản lý chặt chẽ hơn”, người đứng đầu Bộ Tài chính cho hay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm việc dứt điểm ngay chiều nay, đề nghị đưa lên trình Chính phủ nếu không giải quyết được.

Nghị định 153 sửa đổi cũng là văn bản quy phạm pháp luật được các thành viên thị trường chờ đợi thời gian dài vừa qua khi kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Đặc biệt là khi Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan, đồng thời, 9 đợt phát hành trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của 03 công ty liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Giá trị phát hành qua kênh trái phiếu doanh nghiệp quý II đã giảm, tập trung ở nhóm tổ chức tín dụng. Trong khi đó, phát hành trái phiếu nhóm bất động sản và doanh nghiệp xây dựng giảm mạnh.  

Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp vẫn chưa thống nhất do Bộ Tư pháp có ý kiến các quy định mới cần phù hợp với Hiến pháp, quyền con người.

Theo dự thảo trình lên hiện tại, nghị định 153 sửa đổi theo hướng yêu cầu tổ chức phát hành sử dụng vốn đúng mục đích như công bố thông tin. Sau này kiểm tra nếu không đúng sẽ tính vi phạm.

Cùng đó, nghị định mới cũng quy định về việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo lộ trình; chào bán cho cá nhân phải trao đầy đủ quyền sở hữu trái phiếu cho cá nhân; yêu cầu kiểm toán, thuê công ty tư vấn; nâng cao minh bạch và tài sản đảm bảo phải định giá

Đối với nhà đầu tư, quy định mới yêu cầu nhà đầu tư chuyên nghiệp nắm chứng khoán với giá trị trung bình 2 tỷ trở lên trong 6 tháng. Bộ trưởng Tài chính cũng dẫn ra trường hợp ở một số quốc gia khác, năng lực của nhà đầu tư chứng khoán thường xuyên phải có 400.000 USD trên tài khoản.

Cùng đó, quy định mới cũng sẽ là cơ sở để tổ chức riêng thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tài chính chỉ ra ba vấn đề nổi cộm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Cũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ ra ba vấn đề nổi cộm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thứ nhất là việc xuất hiện hiện tượng môi giới tổ chức tài chính giới thiệu người dân mua trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp phát hành quacông ty con trong hệ sinh thái rồi đưa tiền về cho côgn ty mẹ như trường hợp tại Tân Hoàng Minh.

Cùng đó, “room” tín dụng ngân hàng chạm trần đang khiến các doanh nghiệp phải phát hành với lãi suất cao 12%, cho thấy áp lực vốn lớn.

Theo Báo Đầu tư

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video