Ngành Thuế trước áp lực CMCN 4.0

Cách mạnh công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng tạo ra các cơ hội để ngành Thuế nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, người nộp thuế.

[caption id="attachment_107892" align="aligncenter" width="570"] Tổng cục Thuế đang xây dựng kế hoạch để tận dụng các tiến bộ của CMCN 4.0 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, người nộp thuế[/caption]

Theo ông Phạm Quang Toàn – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế, cơ hội của ngành Thuế khi triển khai CMCN4.0 đầu tiên là phục vụ hoạch định chính sách. Hiện nay, khi thực hiện điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chính sách đều rất khó xác định được tác động tăng thu hay giảm thu. Nhưng khi tập hợp được thông tin đầy đủ thì ngành Thuế có thể đặt ra các bài toán giả lập để xem xét dự đoán chính xác hơn các tác động. CMCN4.0 còn giúp ngành Thuế trong công tác quản lý và phân tích dữ liệu, bởi thông tin về người nộp thuế hiện được quản lý khá chặt chẽ, nhưng nếu có dữ liệu lớn thì có thể quản lý chặt chẽ hơn nữa.

CMCN4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành Thuế như yêu cầu chính sách, quy trình nghiệp vụ cần phải phù hợp với công nghệ thông tin. Khi quy định nghiệp vụ thay đổi thì công nghệ thông tin phải có nguồn lực, có thời gian để triển khai. Ngành Thuế cũng xác định vai trò quan trọng của dữ liệu lớn (Big Data), nên khi triển khai 4.0 thì phải đưa các giải pháp số hóa tất cả dữ liệu trao đổi giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc trong nội bộ cơ quan thuế để xóa bỏ giấy tờ, giúp các giao dịch trở nên nhanh chóng thuận lợi…

Hiện nay, ngành Thuế là một trong những đơn vị đầu tư rất tốt hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm: trung tâm dữ liệu tập trung, ứng dụng tích hợp, hệ thống core, an toàn bảo mật, công cụ, quy trình để vận hành giám sát quản trị hệ thống đảm bảo hệ thống vận hành liên tục ổn định…

Ông Nguyễn Đại Trí – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp phải quản lý thuế đã cao gấp rưỡi so với cách đây 5 năm, với gần 700.000 doanh nghiệp và 52 triệu cá nhân nộp thuế. Trong thời gian tới số lượng doanh nghiệp có thể tăng lên 1 triệu và số lượng mã số thuế cá nhân cũng sẽ tiệm cận dần với 100 triệu dân cư.

“Theo tính toán, mỗi năm ngành Thuế có sự tăng trưởng về dữ liệu lên tới 30% so với toàn bộ dữ liệu trước đó cộng lại.” – ông Trí cho hay.

Với lượng thông tin phải thu thập quản lý rất lớn, trong khi yêu cầu về tổ chức bộ máy, biên chế theo định hướng chung ngành Thuế ngày càng cắt giảm về số đơn vị, số Chi cục thuế và cắt giảm biên chế về con người, nếu ngành Thuế vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp quản lý và cách thức hoạt động như truyền thống thì không thể đảm bảo. Vì vậy ngành Thuế phải áp dụng các công nghệ mới như: dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ khối, chuỗi…

Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã triển khai rất nhiều công việc liên quan đến hiện đại hóa, triển khai cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Đó chính là bước đầu tiên, là cơ sở rất tốt để ngành Thuế hướng tới chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện được chuyển đổi số, thì còn rất nhiều việc phải làm, mà đầu tiên là phải thay đổi nhận thức từ người lãnh đạo đến cán bộ công chức, từ cán bộ nghiệp vụ đến cán bộ làm công nghệ thông tin.

Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng kế hoạch để tận dụng các tiến bộ của 4.0 vào để triển khai tốt hơn công tác quản lý thuế. Ngành Thuế cũng đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, như: xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số kế hoạch đến 2030; Tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số dựa trên kiến trúc Chính phủ điện tử; Ứng dụng công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực thuế; Thiết lập môi trường làm việc điện tử ngành Thuế và kết nối với Cổng giao tiếp ngành Tài chính; Triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính...

“Định hướng đến năm 2030, ngành Thuế sẽ hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính; phát triển năng lực quản lý thuế đối với doanh nghiệp 4.0; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của người dân; Đào tạo cán bộ thuế nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế trong thời kỳ CMCN 4.0.” – ông Trí cho hay.

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video